Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Bài học nằm trong chương trình sinh học 11. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:....................

Tiết 8 - Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Trình bày mối liên quan giữa pha sáng và pha tối

-  Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3, C4, CAM

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh một số kỹ năng:

- Quan sát tranh hình, sơ đồ để mô tả được chu trình C3, C4    

- Phân tích tổng hợp để so sánh quang hợp ở C3,C4 và CAM

3. Thái độ:

Giải thích được phản ứng thích nghi của các nhóm thực vật trong môi trường sống, liên hệ thực tế

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

I. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

- Các tranh vẽ H 9.1 trang 40, H 9.2 trang 41, H 9.3 trang 42, H 9.4 trang 42

- Phiếu học tập dùng cho pha sáng của Quang hợp

- Phiếu học tập dùng so sánh pha tối ở Thực vật C3,C4,CAM.

IV. Tiến hành bài giảng
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:

? Quang hợp ở cây xanh là gì? Lá cây xanh đã có những đặc điểm gì để thích nghi với quang hợp ? (Giáo viên có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm 5,6 trang 39 SGK để kiểm tra bài cũ)

Hs trả lời, gọi hs khác bổ sung

GV nhận xét đánh giá.

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp:  trò chơi, gợi mở.

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Trong bài quang hợp ở cây xanh chúng ta đã biết lá cây là cơ quan quang hợp có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. Còn bản chất quá trình quang hợp ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài 9

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Trình bày mối liên quan giữa pha sáng và pha tối

-  Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3, C4, CAM

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

Quá trình quang hợp gồm mấy pha ?

Giáo viên thông báo cho H/s biết vì sao gọi là thực vật C3, C4, CAM

Giáo viên theo tranh H9.1, cho H/s tìm hiểu mục 1 SGK và phát phiếu học tập số 1

 

 

GV gọi 1 HS trình bày phiếu HT cuả mình GV treo bảng phụ để Hs đối chiếu hoàn chỉnh phiếu học tập

 

GV : Trong pha sáng có sự quang phân li nước

Trong tự nhiên có sự quang phân li nước không ? Chúng giống nhau hay khác nhau ?

GV bổ sung

Trong pha sáng có sự quang phân li nước 1 chiều vì năng lượng giải phóng ra trong QPL nước được bù lại năng lượng của diệp lục bị mất, còn trong tự nhiên . Sự quang phân li nước là 2 chiều ( Phản ứng thuận nghịch )

GV: Pha tối diễn ra ở đâu ?

GV cho Hs biết pha này khác nhau ở các nhóm thực vật 

 

GV treo tranh H9.2 (SGK) giới thiệu tổng quát sơ đồ đồng thời cho hs nghiên cứu mục 2 (SGK)

Yêu cầu hs trả lời pha tối cần thành phần nào ?

 

Pha tối thực hiện gồm mấy giai đoạn ?

 

GV vấn đáp học sinh  g/đ 1 và yêu cầu hs chỉ rõ chất  nhận CO2 là gì ?

 

 

 

 

 

 

Với g/đ 2 cần sản phẩm của pha sáng để làm gì ?

 

 

 

 

 

 

GV: Hãy trả lời lệnh SGK đưa mũi tên (?)hình 9.2 vào các điểm mà tại đó sản phẩm của pha sáng đi vào chu trình Canvin

GV có thể giải thích thêm cho hs hiểu: Để khử được APG thành AlPG thì APG phải được hoạt hoá bằng con đường photphoryl hoá nghĩa là phải dùng đến ATP của pha sáng

Để khử APG là dạng oxy hoá vì có nhóm (-COOH) . Muốn biến nhóm (-COOH) (Oxy hoá) thành andehyl (khử) thì phài cung cấp lực khử có nghĩa là phải cần đến NAPDH

 

GV: TV C3 gồm những loài nào ?

 

GV thông báo cho Hs nhóm thực vật này có 2 loại tế bào tham gia vào Pha tối

 

GV treo tranh Hình 9.3 (SGK) yêu cầu hs đọc hình theo hướng dẫn của giáo viên để mô tả được chu trình C4 ( Về vị trí và tiến trình )   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu HS trả lời lệnh của mục II

 

 

 

 

 

 

 

 

GV cho HS đọc thông tin đoạn 1 SGK và yêu cầu Hs nêu được đại diện thực vật C4 và những ưu việt của thực vật C4 và thực vật C3?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu:

-         Một hs đọc mục III SGK và cho biết đại diện của thực vật CAM? 

 

Vì sao thực vật lại cố định CO2 theo chu trình CAM ?

 

 

 

-  Giáo viên yêu cầu 1 hs đọc đoạn 2 mục III và cho biết bản chất của chu trình CAM

GV kết luận:  Nhóm TV nào cố định CO2 cũng trải qua chu trình Canvin

 * Liên hệ: Mỗi nhóm thực vật đều có sự thích nghi với môi trường sống nhất định . Như vậy theo em để tăng năng suất cây trồng chúng ta cần phải làm gì ?

H/s trả lời: Quá trình quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối

 

 

Quan sát tranh, nghiên cứu mục 1

Hs nhận phiếu HT nghiên cứu SGK hoàn thành phiếu HT

 

Hs trả lời

 

Hs khác lắng nghe và bổ sung

 

 

 

Hs trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs trả lời

 

 

Hs quan sát hình 9.2 trả lời

 

Yêu cầu hs quan sát hình, n/c Sgk và trả lời : Pha tối thực hiện qua chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn  1: Cố định CO2: Chất nhận CO2 là Ribulozo 1.5 diphotphát để tạo thành APG

Giai đoạn 2: Giai đoạn khử

- Sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH được sử dụng để khử APG thành AlPG

- AlPG tách ra khỏi chu trình để kết hợp với phân tử Triôzơphôtphát -> Cacbon hydrat (C6H12O6) -> TB, saccarozơ, axit amin, lipít,... trong quang hợp 

Giai đoạn 3: Tái sinh chất nhận CO2 là RiDP. Nhờ ATP của pha sáng cung cấp để chuyển AlPG –>Ri DP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs trả lời

 

 

 

 

 

 

Hs nghiên cứu tranh và trả lời:

Pha tối ở C4 chia thành 2 giai đoạn ( Xảy ra ở ban ngày)

 - Giai đoạn cố định CO2: Chất nhận CO2  là hợp chất 3 cacbon: PEP (Photpho enol piruvat)  -> hợp chất C4 (AOA (axit oxaloaxetic) diễn ra trong thành mô giậu. Hợp chất C4 di chuyển qua cầu sinh chất vào các Tế bào bao bó mạch , chúng bị  loại CO2 và tạo thành AxitPyruvic (C3).

- Giai đoạn tái cố định CO2:

       Tại các tế bào bao bó mạch CO2 tiếp tục được cố định theo chu trình Canvin -> C6H12O6; còn axit pyruvic (C3) quay trở lại các tế bào mô giậu -> PEP để tiếp tục nhận CO2.

 

HS:

 - Chất nhận CO2 đầu tiên ở C3 là RiDP còn ở C4 là PEP

 - Sản phẩm đầu tiên ở:  C3 là APG , C4 là h/c C4 (AOA)

 - Ở C3 chỉ có một chu trình

 - Ở C4 gồm có 2 giai đoạn: Chu trình C4 và chu trình C3 

 

Hs đọc và trả lời:

- Nhóm thực vật C4 gồm một số loại thực sống ở vùng nhiệt đới như: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê …

- Thực vật C4 có ưu việt:

+ Cường độ quang hợp cao hơn

+ Điểm bão hoà ánh sáng cao hơn

+ Điểm bù CO2 thấp hơn

+ Nhu cầu nước thấp hơn

+ Thoát hơi nước thấp hơn

=> TV C4 có năng suất cao hơn thực vật C3

Hs đọc và trả lời: Thực vật CAM sống ở các vùng hoang mạc khô hạn như dứa,  xương rồng, thuốc bỏng, thanh long, …

Hs nghiên cứu sgk và trả lời:

Để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng phải đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm, do đó chúng không thể quang hợp được. Để thoát khỏi tình trạng ấy chúng đã cố định CO2 theo chu trình CAM

 

Hs đọc và trả lời

I. Quang hợp ở các nhóm thực vật

1. Pha sáng: Giống nhau ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung trong phiếu học tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Pha tối (Pha cố định CO2)

- Diễn ra trong chất nền (Stroma) của lục lạp

- Pha này khác nhau cơ bản ở các nhóm thực TV C3,C4,CAM

a. Thực vật C3:

- Thành phần tham gia:

+ CO2

+ Sản phẩm của pha sáng (ATP, NADPH )

Pha tối thực hiện qua chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn :

-                   Cố định CO2

-                   Giai đoạn khử

-                   Giai đoạn tái sinh chất nhận. Tóm tắt bằng sơ đồ :

 

Chú thích

(1): Giai đoạn cố định C02.

(2): Giai đoạn khử.

(3): Giai đoạn tái sinh chất nhận

 

TV C3 phổ biến (Sgk)

 

 

 

 

 

 

 

b) Ở thực vật C4 (H 8.3 SGK nâng cao)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nhóm thực vật C4 bao gồm (Sgk)

    - Nhóm thực vật C4 có ưu việt (Sgk)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Ở thực vật CAM 

 Đại diện (sgk)

 

 

Bản chất của chu trình CAM:

  - Cơ bản giống chu trình C4

  - Điểm khác chu trình C4 là:

Giai đoạn đầu cố định CO2 vào ban đêm lúc khí khổng mở, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin vào ban ngày 

 

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện  tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

43. Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối  của quang hợp là gì?

A. NADPH, O2                                          B. ATP, NADPH    

C. ATP, NADPH và O2                             D. ATP và CO2

44.  Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12C6  ở cây mía là:

A. Quang phân li nước                                B. Chu trình CanVin

C. Pha sáng.                                                            D. Pha tối.

45. Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM

A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá    

B. Chất nhận CO2 đầu tiên ribulozơ- 1,5 diP

C. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG

D. Có 2 loại lực lạp

46 . O2 trong quang hợp được sinh ra từ phản ứng nào?

A. Quang phân li nước                                B. Phân giải ATP

C.ô xi hóa glucôzơ                                                 D. Khử CO2

* 47. Sự giống nhau về bản chất giữa con đường CAM và con đường C4 là:

A. Sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA, axits malic                  B.chất nhận CO2 là PEP.

C. Gồm chu trình C4 và chu trình CanVin                      D. Cả 3 phương án trên

* 48. Sự khác nhau giữa con đường CAM và con đường C4 là:

A. Về không gian và thời gian                                        B. Về bản chất

C. Về sản phẩm ổn định đầu tiên                                    D. Về chất nhận CO2

 

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

GV phiếu học tập số 2 đã kẻ to trên giấy lên bảng và gọi 3 hs lên bảng hoàn thành các chỉ tiêu so sánh ứng với thực vật C3,C4,thực vật CAM, sau đó GV treo bảng phụ để học sinh đối chiếu

Phiếu học tập 1: PHA SÁNG QUANG HỢP

Khái niệm

 

Nơi diễn ra

 

Nguyên liệu

 

Sản phẩ

 và vai trò

 

 

Phiếu học tập số 2: Một số chỉ tiêu so sánh về quang hợp giữa

C3, C4 và CAM

Chỉ s

 so sánh

Thực vật C3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Đại diện và vùng phân bố

 

 

 

Chất nhận CO2

 

 

 

Sản phẩm đầu tiên

 

 

 

Thời gian cố định CO2

 

 

 

Các tế bào quang hợ

 của lá

 

 

 

Các loại lục lạp

 

 

 

 

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Vẽ sơ đồ tư duy

 

       

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 5,6,7 SGK và yêu cầu hs chuẩn bị bài mới

Bảng phụ phiếu học tập số 1: PHA SÁNG CỦA QUANG HỢP

Khái niệm

Pha sáng là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH

Nơi diễn ra

ở tilacôit

Nguyên liệu

H2O và ánh sáng

Sản phẩm và vai trò

ATP, NADPH và O2 cung cấp cho pha thứ

 

Bảng phụ phiếu học tập số 2: SO SÁNH PHA TỐI Ở THỰC VẬT C3,C4, CAM

Chỉ số so sánh

Thực vật C3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Nhóm thực vật

Đa số thực vật

Một số thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới như:mía,rau dền,ngô, cao lương…

Những loài thực vật sống ở vùng hoang mạc khô hạn như dứa , xương rồng, thuốc bỏng, thanh long, …

Chất nhận CO2

Ribulôzơ 1-5-diP

PEP (phôtphoenolpiruvat)

PEP

 

Sản phẩm đầu tiên

APG(hợp chất 3 cacbon)

AOA(hợp chất 4 cacbon)

AOA

Thời gian cố định CO2

Chỉ 1 giai đoạn vào ban ngày

Cả 2 giai đoạn đều vào ban ngày

Giai đoạn 1 vào ban đêm Giai đoạn 2 vào ban ngày

Các tế bào quang hợp của lá

Tế bào nhu mô

Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch

Tế bào nhu mô

Sự phân bố lục lạp

Một

Hai

Một