Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng. Bài học nằm trong chương trình sinh học 11. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày Soạn:...............

Tiết 4 - Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được các khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, các yếu tố đại lượng, nguyên tố vi lượng.

- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

- Liệt kê các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được.

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích tranh vẽ.

- Thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

Vận dụng bón phân hợp lý để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt mà không gây ô nhiễm môi trường.

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

I. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

+ Tranh vẽ hình 4.1; 4.2 & 4.3 SGK.

+ Bảng phụ về vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.

+ Phiếu học tập

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài học.

II. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Câu 1: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

- Câu 2: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào?

3. Vào bài mới:

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp:  trò chơi, gợi mở.

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Chúng ta đã biết: ion khoáng được hấp thụ vào rễ và di chuyển trong hệ mạch gỗ --> thân

--> lá và các cơ quan khác của cây. Vậy cây hấp thụ và vận chuyển các ion khoáng để làm gì?

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

* Phương pháp: Thuyết trình, phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

 GV yêu cầu HS đọc hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:

- Liệt kê tên của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?

- Vì sao các nhân tố trên được gọi là các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu được phân chia thành những nhóm nào?

 

GV giới thiệu tranh vẽ hình 4.1

- Quan sát tranh và rút ra nhận xét.

- Để xác định vai trò của từng nhân tố đối với cây, các nhà khoa học đã bố trí thí nghiệm: Lô đối chứng có đầy đủ cac nguyên tố dd thiết yếu, lô thí nghiệm thiếu một nhân tố nào đó. Từ đó so sánh và rút ra kết luận.

- Mỗi nguyên tố có vai trò như thế nào? sẽ tìm hiểu trong phần II.

GV yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ vai trò của từng nguyên tố khoáng theo bảng 4 trong SGK.

GV treo 2 bảng phụ lên bảng, mỗi bảng có 2 cột, cột A ghi tên các nguyên tố và cột B ghi vai trò của các nguyên tố không tương ứng với tên các nguyên tố ở cột A.

Yêu cầu 2 HS lên bảng nối tên từng nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cột A sang vai trò tương ứng của nguyên tố đó ở cột B.

GV gọi HS khác nhận xét bài của 2 bạn lên bảng. GV đánh giá cho điểm cho 2 HS lên bảng, đồng thời mở rộng thêm kiến thức về vai trò của các nguyên tố đinh dưỡng khoáng thiết yếu.

GV yêu cầu HS sát hình 4.2 và bảng 4 trong SGK.

- Dựa vào số liệu trên bảng 4, hãy giải thích màu sắc của các lá trên Hình 4.2?

 

                             

 

 

 

 

 

 Ta cung cấp các ion khoáng cho cây bằng cách nào là chủ yếu?

- Trong đất, muối  khoáng tồn tại ở những dạng nào? ở dạng nào cây có thể hấp thụ được?

GV: Trong đất luôn có quá trình chuyển hoá muối khoáng ở dạng khó tan thành dạng dễ tan.

- Quá trình này chịu ảnh hưởng của  những yếu tố nào?

GV: Nhưng các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc  đất.

- Kể tên một số biện pháp kĩ thuật xúc tiến  việc chuyển hoá muối khoáng từ dạng khó tan thành dạng dễ tan?

GV: Treo tranh vẽ hình 4.3; Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa sinh trưởng của cây với liều lượng phân bón.

Ví dụ: Nếu trong thực phẩm, lượng Mo≥20mg/1kg chất khô => Hậu quả:

- Động vật ăn rau tươi sẽ bị ngộ độc.

- Người ăn rau tươi sẽ bị bệnh Gut.

Dư lượng  phân bón trong đất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết vi sinh vật có lợi, khi bị rửa trôi xuống các ao hồ, sông, suối sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

- C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Cu, Fe, B, Mn, Cl, Zn, Mo, Ni...

+ Là nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống.

+ Không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác.

 + Phải được trực tiếp tham gia vào quá trình chuuyển hoá vật chất trong cây.

- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu được phân thánh hai nhóm là nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô TV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Màu vàng (hoặc da cam, hay đỏ tía) của các lá cây trong hình vẽ 4.2 là do Mg2+ , ion này tham gia vào câu trúc của phân tử diệp lục, do đó khi cây bị thiếu nguyên tố này, lá câu bị mất màu lục và có các màu như trên.

 

- Chủ yếu là bón phân vào đất cho cây, ngoài ra còn có thể phun lên lá.

- Muối khoáng trong đất tồn tại ở hai dạng: Không tan và hoà tan (dạng ion). Rễ cây chỉ hấp thụ được ở dạng hoà tan.

 

 

- Hàm lượng nước, độ thoáng (lượng O2), đ

 

 

 

 

 

- Làm cỏ, sục bùn, cày xới đất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY.

- Khái niệm nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu:

 + Là nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống.

+ Không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác.

 + Phải được trực tiếp tham gia vào quá trình chuuyển hoá vật chất trong cây.

- Nguyên tố dưỡng khoáng thiết yếu được phân thành: 

+ Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg

+ Nguyên tố vi lượng: Cu, Fe, B, Mn, Cl, Zn, Mo, Ni (chiếm tỉ lệ ≤ 100 mg/1kg chất khô của cây)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Yêu cầu HS về kẻ bảng 4 vào vở ghi.

 

 

 

 

- Lồng ghép môi trường: chúng ta cần phải biết bón phân cho cây trồng không hợp lí, dư thừa, gây ô nhiễm nông sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất , nước, không khí, đến sức khỏe con người và giảm năng suất cây trồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG CHO CÂY.

1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.

 + Dạng không tan (không H.thụ được)

 
  

 


- (MK

trong đất)

 + Dạng hoà tan (Cây H.thụ được)

- Sự chuyển hoá muối khoáng từ dạng khó tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường (Hàm lượng nước, độ thoáng- lượng O2, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất)

2. Phân bón cho cây trồng

Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

 

 Nếu bón phân quá mức cần thiết => Hậu quả: Độc hại đối với cây; ô nhiễm nông phẩm và môi trường

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện  tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

23. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng

A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.                          B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.

C.  C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.                 D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.

24. Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?

A. Mg 2+                                          B. Ca 2+                          C. Fe 3+                 D. Na +

25. Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?

A. Hoạt hóa nhiều E, tổng hợp dịêp lục.       B.Cần cho sự trao đổi nitơ, hoạt hóa E.

C.Thành phần của Xitôcrôm.                      D. A và C

26. Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?

A. Là thành phần của Axit nuclêic, ATP              

B. Hoạt hóa En zim.

C. Là thành phần của màng tế bào.             

D. Là thành phần củc chất diệp lục Xitôcrôm

27. Vai trò của nguyên tố clo trong cơ thể thực vật?

A. Cần cho sự trao đổi Ni tơ                                 

B. Quang phân li nước, cân bằng ion

C. Liên quan đến sự hoạt động của mô phân sinh          

D. Mở khí khổng

28.  Cây hấp thụ Can xi  ở dạng:

A. CaSO4                              B. Ca(OH)2                                C. Ca2+                   D. CaCO3 

29. Cây hấp thụ lưu huỳnh  ở dạng:

A. H2SO4                               B. SO2                                         C. SO3                    D.  SO42-

30. Cây hấp thụ Ka li  ở dạng:

 A. K2SO4                              B. KOH                                       C. K+                     D.  K2CO3

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?

Lời giải:

Phân bón là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên cần phải bón phân hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng vì:

- Trong đất cũng đã chứa đựng một phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất. Chúng làm thay đổi tính chất của đất theo hướng bất lợi, giết chết các vi sinh vật có lợi, thấm vào nguồn nước ngầm hoặc bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.

- Mỗi loại phân bón cần được sử dụng cho đúng loại cây trồng với hàm lượng, thời gian và thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thẻ gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.

- Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả

- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyến hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.

      

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

- Trả lời các câu hỏi SGK

- Xem trước bài 5.

PHỤ LỤC

Các nguyên tố đại lượng

Dạng mà cây hấp thụ

Vai trò trong cơ thể thực vật

Nito

NH+4 và NO3-

Thành phần của prôtêin, axit nuclêic.

Phôtpho

H2PO-4, PO43-

Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim

Kali

K+

Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng

Canxi

Ca2+

Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim

Magiê

Mg2+

Thành phanà của dịêp lục, hoạt hóa enzim

Lưu huỳnh

SO2-4

Thành phần của prôtêin

Các nguyên tố vi lượng

Dạng mà cây hấp thụ

Vai trò trong cơ thể thực vật

Sắt

Fe2+, Fe3+

Thành phần của xitôcroom, tổng hợp dịêp lục, hoạt hóa enzim

Mangan

Mn2+

Hoạt hóa nhiều enzim

Bo

B4O72- và BO33-

Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh

Clo

Cl-

Quang phân li nước, cân bằng ion

Kẽm

Zn2+

Hoạt hóa nhiều enzim

Đồng

Cu2+

Hoạt hóa nhiều enzim

Môlipđen

MoO42-

Cần cho sự trao đổi nitơ

Niken

Ni2+

Thành phần của enzim urêaza