Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 6: Axit Nuclêic. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần 6 (tiết 6) Bài 6: AXIT NUCLÊIC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS phải: - Nêu được thành phần hoá học của một nuclêôtit. - Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN. - Trình bày được các chức năng của ADN và ARN. - So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN. 2. Kỹ năng: - Quan sát tranh phát hiện kiến thức. - Phân tích so sánh, tổng hợp. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng quan điểm duy vật: axit nuclêic là cơ sở phân tử của sự sống. - Liên hệ bảo vệ sự đa dạng vốn gen của sinh giới 4. Phát triển năng lực a/ Năng lực kiến thức: - HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô… - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề… - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2. Kĩ thuật dạy học - Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ - Mô hình cấu trúc phân tử ADN. - Tranh vẽ cấu trúc hoá học của nuclêôtit, ADN, ARN V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC : 1. Ổn định lớp, KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Trình bày chức năng của prôtein ? Trả lời: Chức năng của prôtein - Prôtein dự trữ: dự trữ các axit amin. VD: Prôtein trong sữa, trong các hạt cây… - Prôtein bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. VD: kháng thể. - Prôtein thụ thể: Thu nhận thông tin và trả lời thông tin. - Prôtein xúc tác cho các phản ứng sinh hoá (Các loại enzim). 3. Tổ chức dạy học: Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức - Giáo viên cho HS xem clip về việc trao nhầm con ở Hà Nội. Đặt câu hỏi: Dựa vào kĩ thuật nào mà gia đình có thể xác định đúng con ruột của mình? - Học sinh tiến hành thảo luận và đưa ra câu trả lời: - Giáo viên hỏi: ADN là gì? Tại sao từ ADN có thể xác định được chính xác bố mẹ, anh, chị em mình? ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. - Giáo viên dẫn vào bài mới: ADN là một đại phân tử nằm trong nhóm axit nucleic. Axit nucleic là gì? Có cấu trúc và chức năng gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Nêu được thành phần hoá học của một nuclêôtit. - Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN. - Trình bày được các chức năng của ADN và ARN. - So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức Hoạt động 1: - Sử dụng tranh hình6.1 và nêu câu hỏi: + Trình bày cấu trúc của phân tử AND? - Nhận xét và đánh giá hoặc bổ sung kiến thức. Đồng thời khái quát hoá kiến thức. GV khái quát kiến thức - Nêu câu hỏi: + AND có chức năng gì? - Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS khái quát kiến thức. - Gv liên hệ trong thực tế: Ngày nay khoa học phát triển, đặc biệt là di truyền học, người ta đã dựa trên chức năng lưu giữ truyền đạt thông tin của AND để xác định cha con- mẹ con hay truy tìm thủ phạm trong các vụ án. Hoạt động 2: - Hỏi: + Có bao nhiêu loại phân tử ARN và người ta phân loại chúng dựa vào những tiêu trí nào? + ARN có cấu trúc như thế nào? + ARN khác với AND ở đặc điểm cấu tạo nào? - Hỏi: + ARN có những chức năng nao? - Bổ sung: ARN thực chất là phiên bản được đúc trên một mạch khuôn của AND, sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các enzim của tế bào phân huỷ. Quan sảt tranh hình và N/c thông tin sgk. - Thảo luận nhóm để chỉ - Đại diện nhóm sử dụng tranh hình 6.1,6.2 để trình bày. - Các nhóm khác theo dõi và nhận xét. - Vận dụng kiến thức mục - Trả lời. Dựa vào thông tin sgk để trả lời. - Quan sát hình và trả lời câu hỏi. - Trả lời. - So sánh. - Trả lời? - Theo dõi. - Dựa vào thông tin sgk để trả lời. III.Axit nuclêic(ADN): 1. Cấu trúc của AND - Axit nuclêic (bao gồm ADN và ARN): + ADN : - Cấu trúc : Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X), mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần (đường pentozơ, nhóm phốt phat và bazơ nitơ). Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit. 2. Chức năng: ADN có chức năng là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. 3. Cấu trúc của ARN VÀ CHỨC NĂNG - ARN: Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtit là A, U, G và X. Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau. + mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng. mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền. + tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã. vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin. + rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. Câu 1: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng: A. Liên kết phốtphodieste B. Liên kết hidro C. Liên kết glicozo D. Liên kết peptit Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 2: Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic? A. C, H, O, N, P B. C, H, O, P, K C. C, H, O, S D. C, H, O, P Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 3: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN Đáp án: C Câu 4: Axit nucleic cấu tọa theo nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc đa phân B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân C. Nguyên tắc bổ sung D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 5: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng? A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN) Hiển thị đáp án Đáp án: D D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? Lời giải: Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng do số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số loại ADN khác nhau. Các phân tử ADN khác nhau thì các gen trên đó sẽ khác nhau, điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các đặc điểm và kích thước khác nhau ở các loài sinh vật. E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề - Để nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi chúng ta có những biện pháp nào? 4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài trong sgk. - Tham khảo thông tin mục (Em có biêt). - Đọc nội dung bài mới.