Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 56: Cây phát sinh giới động vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... BÀI 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch. học sinh đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - Tranh sơ đồ H56.1 SGK - Tranh cây phát sinh giới động vật - Ôn lại kiến thức đã học về đặc điểm chung các ngành động vật III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: A. KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Giáo viên đưa ra hình ảnh các loài động vật thuộc các ngành khác nhau và treo 2 bảng phụ lên bảng Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy chọn 1 bạn hs, giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức đã học lên bảng dán các bức tranh vào bảng phụ theo thứ tự tăng dần sự tiến hóa của các loài động vật đó Trong cùng một khoảng thời gian học sinh nào dán nhanh vầ chính xác hơn thì nhóm đó chiến thắng Từ kết quả trò chơi giáo viên dẫn dắt các loài động vật có quan hệ nguồn gốc với nhau B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật Mục tiêu: học sinh thấy được di tích hóa thạch là bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình182 SGK trả lời câu hỏi + Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau? (Di tích hóa thạch cho biết quan hệ các nhóm động vật) + Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ với cá vây chân cổ và đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay? (Lưỡng cư cổ, cá vây chân cổ có vảy, vây đuôi, nắp mang) + Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay? (có 4 chi, 5 ngón. Chim cổ giống BS: có răng, có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt. Chim cổ giống chim ngày nay: có cánh, lông vũ) + Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật ?( nguồn gốc động vật) - Đại diện nhóm trình bày kết quả B2: Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của nhóm lên bảng B3: Giáo viên nhận xét và thông báo ý kiến đúng của nhóm B4 Giáo viên cho học sinh rút ra kết luận I. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật - Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật hiện nay - Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng Hoạt động 2: Cây phát sinh giới động vật Mục tiêu: Nêu được vị trí của các ngành động vật và mối quan hệ họ hang của các ngành động vật. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: Giáo viên giảng: những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh mối quan hệ nguồn gốc càng gần nhau B2: Giáo viên yêu cầu quan sát hình H56.3 tr.183 đọc SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : + Cây phát sinh giới động vật biểu thị điều gì? (mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm) + Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm động vật nào đó? (Kích thước trên cây lớn thì số loài đông) + Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào? (ngành thân mềm) + Chim và thú có quan hệ với nhóm nào? - Giáo viên hỏi: Vì sao lựa chọn các đặc điểm đó ? B3: Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận - Giáo viên giảng giải: Khi 1 nhóm ĐV mới xuất hiện chúng phát sinh biến dị cho phù hợp với môi trường & dần dần thích nghi, ngày nay di khí hậu ổn định nên mỗi loài tồn tại thích nghi môi trường. B4: Giáo viên y/c học sinh rút ra kết luận: II. Cây phát sinh giới động vật - Cây phát sinh giới động vật phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. C. CỦNG CỐ: - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Giáo viên dùng tranh cây phát sinh động vật → yêu cầu học sinh trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật D. VẬN DỤNG- TÌM TÒI MỞ RỘNG - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Vận dụng: Căn cứ vào đâu có thể kết luận giữa các nhóm động vật có mối quan hệ họ hàng ? - Tìm tòi: Người ta đã tìm thấy di tích hóa thạch động vật ở những đâu của Việt Nam? Điều đó có nghĩa gì? E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục " Em có biết" - Học sinh kẻ phiếu học " Sự thích nghi của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng vào vở bài tập * Rút kinh nghiệm bài học: