Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... BÀI 54: TIẾN HOÁ VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng so sánh, quan sát, kĩ năng phân tích, tư duy. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - Tranh phóng to hình 54.1SGK. - Học sinh: chuẩn bị theo nội dung SGK, kẻ bảng SGK trang 176. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới A. KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động chơi trò chơi “ TIẾP SỨC”. B2: Giáo viên chuẩn bị 2 tấm bảng phụ đã ghi các từ khóa ở 2 cột khác nhau và chọn ở mỗi dãy 5 học sinh bất kì: ? Mỗi học sinh trong một hàng chỉ được nối một cặp từ khóa, đội nào nối chính xác và nhanh hơn thì đội đó dành chiến thắng? B3: Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học để hoàn thành câu hỏi. B4: Giáo viên: Chúng ta vừa chơi một trò chơi rất sôi động và nhận thấy rằng các loài động vật dù đơn giản hay phức tạp thì chúng cũng có những đặc điểm cấu tạo phù hợp. Vậy tổ chức cơ thể của các loài động vật tiến hóa như thế nào thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 28’) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật Mục tiêu: học sinh nắm được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc cá câu trả lời và hoàn thành bảng trong vở bài tập. B2: Giáo viên kẻ bảng để học sinh chữa bài. - Cá nhân đọc nội dung bảng, ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm, lựa chọn câu trả lời. - Hoàn thành bảng. Yêu cầu: + Xác định được các ngành + Nêu cầu tạo từ đơn giản đến phức tạp dần. - Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1, nhóm khác theo dõi, bổ sung. - Yêu cầu học sinh quan sát nội dung bảng kiến thức chuẩn. Tên ĐV Ngành Hô hấp Tuần hoàn Thần kinh Sinh dục Trùng biến hình Động vật nguyên sinh Chưa phân hoá Chưa có Chưa phân hoá Chưa phân hoá Thuỷ tức Ruột khoang Chưa phân hoá Chưa có Hình mạng lưới Tuyến sinh dục không có ống dẫn Giun đất Giun đốt Da Tim đơn giản, tuần hoàn kín Hình chuỗi hạch Tuyến sinh dục có ống dẫn Châu chấu Chân khớp Hệ ống khí Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở Chuỗi hạch, hạch não lớn Tuyến sinh dục có ống dẫn Cá chép Động vật có xương sống Mang Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn Tuyến sinh dục có ống dẫn Ếch đồng trưởng thành Động vật có xương sống Da và phổi Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, hệ tuần hoàn kín, máu pha nuôi cơ thể Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ hẹp Tuyến sinh dục có ống dẫn Thằn lằn bong Động vật có xương sống Phổi Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách ngăn hụt, hệ tuần hoàn kín, máu pha ít nuôi cơ thể Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch. Tuyến sinh dục có ống dẫn Chim bồ câu Động vật có xương sống Phổi và túi khí Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có 2 mấu bên nhỏ. Tuyến sinh dục có ống dẫn Thỏ Phổi Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe, rãnh, tiểu não có 2 mấu bên lớn. Tuyến sinh dục có ống dẫn Hoạt động 2: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể Mục tiêu: học sinh chỉ ra được sự phân hoá và chuyên hoá của các hệ cơ quan. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lại nội dung bảng và trả lời câu hỏi: ? Sự phức tạp hoá các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học? - Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng, ghi nhơ kiến thức (lưu ý: theo hàng dọc từng hệ cơ quan). - Trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh có thể dựa vào sự hoàn chỉnh của hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức tạp để trả lời. B2: Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm và phần bổ sung lên bảng. B3: Giáo viên nhận xét đánh giá và yêu cầu học sinh rút ra kết luận về sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể. ? Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì? + Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da mang đơn giản mang da và phổi phổi + Hệ tuần hoàn: chưa có tim tim chưa có ngăn tim có 2 ngăn 3 ngăn tim 4 ngăn + Hệ thần kinh từ chưa phân hoá đến thần kinh mạng lưới chuỗi hạch đơn giản chuỗi hạch phân hoá (não, hầu, bụng…) hình ống phân hoá não, tuỷ sống. + Hệ sinh dục: chưa phân hoá tuyến sinh dục không có ống dẫn tuyến sinh dục có ống dẫn. Kết luận - Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng. + Các cơ quan hoạt động cơ hiệu quả hơn. + Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. C. CỦNG CỐ - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Giáo viên củng cố nội dung bài : Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung như bảng SGK. D. VẬN DỤNG – TÌM TÒI ( 5’) - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh sự phân hóa và chuyên hóa của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của động vật? E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Kẻ bảng 1, 2 vào vở. * Rút kinh nghiệm bài học: