Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 50: Sự đa dạng của lớp thú - Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... BÀI 50: SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt. - Học sinh phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạp đặc trưng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức. - Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - Tranh chân, răng chuột chù. - Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột. - Tranh bộ răng và chân. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm của dơi, cá voi phù hợp với điều kiện sống ? 3. Bài mới A. Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt. B. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt Mục tiêu: học sinh thấy được đặc điểm đời sống và tập tính của 3 bộ thú. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các thông tin của SGK trang 162,quan sát hình vẽ 50.1 Suy nghĩ tìm những đặc điểm cấu tạo chân, mỏ, răng của chuột chù và chũi thích nghi với chế độ ăn sâu bọ. H:Chuột chù, chuột chũi sống ở đâu có lối sống như thế nào? - Hoạt động kiếm ăn như thế nào? - Nêu đặc điểm cấu tạo của răng, chân, mỏ? B2: Giáo viên nhận xét các ý kiến của học sinh và kết luận về bọ ăn sâu bọ. B3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK quan sat H50.2 Tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo của răng của các loài gặm nhâm tích nghi với chế độ ăn gặm nhấm. - Em hãy kể một số đại diện của bộ gặm nhấm? - Nêu đặc điểm về lối sống, môi trường sống và đặc điểm sinh sản của chuột đồng? Tác hại của chúng như thế nào? - Ở địa phương em số lượng gặm nhấm có nhiều không?người ta tiêu diệt chuột bằng hình thức nào? Em có thể nêu ưu nhược điểm của các hình thức đó? B4: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H.50.3. Đọc thông tin, cùng với kiến thức thực tế nêu đặc điểm cấu tạo về răng, chân của bộ thú ăn thịt. - Em hãy nêu một số đại diện của bộ thú ăn thịt? I. Bộ ăn sâu bọ + Mõm dài, răng cửa nhọn sắc + Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ để đào hang. II. Bộ gặm nhấm: - Răng cửa lớn luôn mọc dài, thiếu răng nanh. - Đại diện: Chuột đồng, sóc, thỏ. III. Bộ ăn thịt. - Bộ răng; + Răng cửa nhỏ sắc. + Răng nanh dài nhọn. + Răng hàm có mấu dẹt sắc. - Chân: + Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm. - Đại diện: Mèo, hổ, báo, chó sói, gấu. 4. Củng cố - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau: a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm. b. Răng nanh dài, nhọn, răng hàm hẹp hai bên, sắc. c. Rình và vồ mồi. 5.Vận dụng, mở rộng tìm tòi. - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Hãy phân biệt thời gian, cách bắt mồi đặc điểm về chân của chó, báo và gấu? - Em hiểu biết gì về các động vật của bộ thú ăn thịt qua phim, ảnh, sách, báo? 6. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết”. Tìm hiểu đặc điểm sống của trâu, bò, khỉ… * Rút kinh nghiệm bài học: