Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………
Ngày soạn:…
Ngày dạy:……
Tiết số: ………
BÀI 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.
- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh phóng to hình 48.1, 48.2, 48.3.
-Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
- Mô tả cấu tạo trong của đại não ?
- Vẽ sơ đồ đại não nhìn từ bên ngoài ?
3. Bài mới:
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Giáo viên mời 2 bạn lên bảng một bạn đóng vai trò là bện h nhân bị tai biến nặng nằm bất động, một bạn là điều dưỡng chăm sóc, các bạn khác quan sát . Khi các bạn diễn xong mời các em khác góp để hoàn thành việc chăm sóc và cho ăn đối với bệnh nhân bị tai biến nặng
- Giáo viên tại sao những người bị tai biến nặng mặc dù cơ thể không cử động nhưng chăm sóc tốt có người bị bất động hơn 20 ngày mà vẫn phục hồi được ?
Học sinh trả lời
Giáo viên những người bị tai biến bất tỉnh như vậy thì hệ thần kinh vận đông không hoạt động nhưng hệ thần kinh sinh dưỡng vẫn hoạt động. Vậy hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo và chức năng như thế nào để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
B. Hình thành kiến thức:
Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Xét về chức năng hệ thần kinh được chia như thế nào? Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo và chức năng như thế nào? ta vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
||||||
Hoạt động 1: Mục tiêu: Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động. - HS trả lời - HS vận dụng kiến thức đã có kết hợp quan sát hình 48-1 → trả lời + Em hãy nhắc lại k/n cung phản xạ ? + Mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình 48-1 A và B ? - Các nhóm căn cứ vào đường đi của xung thần kinh trong 2 cung phản xạ hình 48.1 → thảo luận hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm báo cáo các nhóm khác bổ sung. + Hoàn thành phiếu học tập - GV phát phiếu học tập, gọi HS lên làm. |
I- Cung phản xạ sinh dưỡng:
|
||||||
Hoạt động 2 : + Hệ thần kinh sinh dưỡng cấu tạo như thế nào ? - HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 48.3 → trả lời + Tìm ra các điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. - HS trả lời - GV gọi 1 HS đọc to bảng 48.1 |
II- Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng: + Trung ương: chất xám ở trụ não, tuỷ sống + Ngoại biên: dây thần kinh, hạch thần kinh. - Gồm: + Phân hệ thần kinh giao cảm. + Phân hệ thần kinh đối giao cảm. |
||||||
Hoạt động 2: Mục tiêu: Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng. - HS nghe giảng - Giới thiệu đường đi của dây thần kinh trên hình 48 – 3 SGK - HS tự thu nhận và xử lý thông tin, trả lời
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống ? |
III- Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng: - Nhờ tác dụng đối lập của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng. |
4. Củng cố
Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
HS đọc kết luận chung.
Trình bày sự giống và khác nhau về cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và đối cảm trên tranh hình 48.3 ?
5. Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đờI-
+ Hãy giải thích xem tại sao có những bạn khi bị chêu thì xấu hổ và có hiện tượng đỏ mặt.
+ Hãy thử trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau:
+ Lúc huyết áp tăng cao
+ Lúc hoạt động lao động
6. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Đọc mục “em có biết”
- Soạn trước bài 49 “Cơ quan phân tích thị giác”
* Rút kinh nghiệm bài học: