Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 11. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày Soạn:...............
Bài 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Đinh nghĩa được sinh sản hữu tính
- Nêu được ba giai đoạn phát triển của quá trình sinh sản hữu tính
- Nêu được bản chất của sinh sản hữu tính
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong, và ưu nhược điểm của chúng
- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật cũng như ưu nhược điểm
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
3. Thái độ: Nhận thấy rõ hơn sự hoàn thiện trong sinh sản ở động vật từ vô tính đến hữu tính.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Các tranh từ hình 45.1 – 45.4
- Phiếu học tập:
2 .Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu bài và chuẩn bị các lệnh trong sách giáo khoa
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Nêu ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính?
Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét , đánh giá, cho điểm
* Gợi ý trả lời:
Câu 1:
- Định nghĩa sinh sản vô tính
- Ưu điểm:
+ Có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
+ Tạo các cơ thể giống nhau và giống mẹ về mặt di truyền
+ Tạo các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định
- Nhược điểm: Khi điều kiện sống thay đổi thì có thể dẫn đến chết hàng loạt
Câu 2:
+ Phân đôi : Dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân
+ Nảy chồi: Dựa trên nguyên phân nhiều lần để tạo thành 1 chồi con
+ Phân mảnh: Dựa trên mảnh vụn cơ thể qua nguyên phân tạo thành cơ thể mới
+ Trinh sản: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên các cá thể mới có bộ NST đơn bội.
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
| ||||
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở. * Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
| ||||||
Chúng ta đã tìm hiểu sinh sản vô tính ở động vật, vậy thì sinh sản hữu tính ở động vật có gì khác so với sinh sản vô tính? Động vật có những hình thức sinh sản hữu tính nào? Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta đi vào bài mới: ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. |
| ||||||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: - Đinh nghĩa được sinh sản hữu tính - Nêu được ba giai đoạn phát triển của quá trình sinh sản hữu tính - Nêu được bản chất của sinh sản hữu tính - Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong, và ưu nhược điểm của chúng - Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật cũng như ưu nhược điểm * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
| ||||||
| GV: Cho ví dụ về vài loài động vật sinh sản hữu tính? GV: Hãy hoàn thành câu 2 lệnh 1 trong sách giáo khoa GV: Phân tích và khái quát lại. GV: Quá trình sinh sản ở động vật gồm những giai đoạn nào – Dẫn dắt vào phần tiếp theo | HS: Cá, ếch, thằn lằn, chim,…
HS: Đáp án C | I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?
Nội dung đáp án C |
| |||
| GV: Có nhiều hình thức sinh sản như: Tiếp hợp, tự phối, giao phối. Ta chỉ đi nghiên cứu quá trình sinh sản qua giao phối. GV: Hoàn thành câu 1 lệnh 2 sách giáo khoa
GV Hoàn thành câu 2 lệnh 2 SGK
GV: Ở gà giao tử và hợp tử có bộ NST cụ thể bằng bao nhiêu.
GV: Tinh trùng và trứng hình thành ở bộ phận nào của cơ thể? GV: Tại sao số lượng NST ở tinh trùng và trứng là đơn bội?
GV: Thụ tinh là gì?
GV: Tại sao từ hợp tử lại có thể phát triển thành một cơ thể mới? GV: Bổ sung và hoàn thiện
GV: Thông báo cho HS sơ đồ hình 45.1 áp dụng cho các loài động vật đơn tính, một số loài động vật lưỡng tính có hiện tượng tự thụ tinh nhưng cũng có loài thụ tinh chéo. GV:Vì sao giun đất lại có hiện tượng thụ tinh chéo? GV:Vì đai sinh dục (tinh trùng và trứng) không chín cùng một lúc. GV: Hoàn thành câu 3 và 4 lệnh 2 SGK GV giải thích rõ và bổ sung.
|
HS: Ô 1: Hình thành tinh trùng và trứng Ô 2: Thụ tinh Ô 3: Phát triển phôi HS: Tinh trùng, trứng → n Hợp tử → 2n HS: Tinh hoàn và buồng trứng HS: Hợp tử :2n= 78 Giao tử :n=39
HS: Trả lời
Dựa vào quá trình giảm phân để giải thích
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời
| II: QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - Gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau: +Hình thành tinh trùng và trứng +Thụ tinh +Phát triển phôi, hình thành cơ thể mới
* Hình thành giao tử: + Nguồn gốc: buồng trứng và tinh hoàn + Quá trình SS hữu tính: TB sinh tinh ---->Tinh trùng GP TB sinh trứng---->Trứng NP Cơ thể mới <------- Hợp tử (2n)
- Một số loài động vật lưỡng tính (giun đất) có hiện tượng thụ tinh chéo.
| ||||
| GV: Cho HS hoàn thành câu 1 lệnh 3 SGK GV: Phát phiếu học tập số 1 cho HS. HS thảo luận và điền thông tin vào. GV: Sử dụng bảng phụ 1 để khái quát lại nội dung |
HS: Thảo luận nhóm và trả lời | III: CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH
Nội dung bảng phụ 1
|
| |||
| GV: Hoàn thành câu 1 lệnh 4 SGK GV: Phát phiếu học tập số 2 cho HS. HS thảo luận và điền thông tin vào. GV: Sử dụng bảng phụ 2 để khái quát lại nội dung | HS: Cho ví dụ
HS: Thảo luận nhóm và trả lời | IV: ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON:
Nội dung bảng phụ 2 | ||||
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
- Cho HS đọc phần in nghiêng trong khung SGK, trả lời câu hỏi: Tại sao cá thể con trong SSVT giống hệt cá thể gốc? - Cho HS nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức SSVT ở động vật. - Câu hỏi trắc nghiệm: Nhận định nào sau đây là đúng: a. Các hình thức SSVT ở động vật là: Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sản. b. Trinh sản là hiện tượng trứng không qua thụ tinh phát triển thành các cơ thể có bộ NST lưỡng bội. c. SSVT có ưu điểm là: Tạo ra cá thể mới đa dạng về mặt di truyền. d. Sự SSVT ở động vật bậc cao rất phổ biến. |
D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Giúp học sinh khái quát chiều hướng tiến hóa về sinh sản của động vật từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong;từ để trứng đên mang thai và sinh con. |
E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
Tìm hiểu thêm kiến thức ngoài sách vở |
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới và nghiên cứu kĩ các lệnh trong SGK.
Họ và tên:……………..
Lớp:………
Phiếu học tập số 1
Hình thức thụ tinh | Thụ tinh ngoài | Thụ tinh trong |
Khái niệm
|
|
|
Môi trường
|
|
|
Ưu điểm
|
|
|
Nhược điểm
|
|
|
Họ và tên:………………
Lớp:…………
Phiếu học tập số 2
Hình thức sinh sản | Đẻ trứng | Đẻ con |
Ưu điểm
|
|
|
Nhược điểm
|
|
|
Nội dung bảng phụ 1
Hình thức T.tinh Chỉ tiêu so Sánh |
Thụ tinh ngoài |
Thụ tinh trong |
Khái niệm | Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. | Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục của con cái. |
Môi trường |
Nước |
Cạn |
Ưu điểm: | - Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng một lúc. - Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. - Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng thời gian so với thụ tinh trong. | - Hiệu suất thụ tinh cao - Hợp tử được bảo vệ tốt ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. |
Nhược điểm | - Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp. - Hợp tử không được bảo vệ nên tỷ lệ phát triển và đẻ con thấp. | - Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. - Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít. |
Nội dung bảng phụ 2
Hình thức sinh sản | Đẻ trứng | Đẻ con |
Ưu điểm | - Không mang thai nên con cái không khó khăn khi tham gia các hoạt động sống - Trứng thường có vỏ bọc bên ngoài chống lại các tác nhân bất lợi. | - Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai. - Tỉ lệ chết của phôi thai thấp
|
Nhược điểm | - Môi trường bất lợi làm phôi phát triển kém và tỉ lệ nở thấp - Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị tác động của môi trường. | - Mang thai gây khó khăn trong hoạt sống của động vật - Tốn nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi - Sự phát triển của phôi thai phụ thuộc vào sức khỏe của cơ thể mẹ
|