Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... BÀI 37: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh trình bày được sự đa dạng của lớp lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng. - Hiểu được vai trò của lưỡng cư với tự nhiên và đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chungc của lưỡng cư. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát kênh hình nhận biết kiến thức và hoạt động theo nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ những động vật có ích. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh một số loài lưỡng cư. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm ta bài cũ: - Trình bày cấu tạo trong của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài A . Khởi động. (3’) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng viết tên các loài thuộc lớp lưỡng cư đã chuẩn bị của nhóm mình B2: Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm B3: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Lớp lưỡng cư được biết khoảng 4000 loài, ở VN phát hiện 147 loài, được chia thành các bộ khác nhau. Để biết được có mấy bộ,…,à bài mới B. Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng về thành phần loài Mục tiêu : Học sinh biết được sự đa dạng về loài của lưỡng cư Hoạt động của GV - HS B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 37.1 SGK và làm bài tập. - Cá nhân tự thu thập thông tin, thảo luận theo nhóm và hoàn thành phần bài tập. Nội dung kiến thức trọng tâm - Lưỡng cư có khoảng 4000 loài chia làm 3 bộ: + Bộ lưỡng cư có đuôi: Có đuôi dài dẹp,hai chân trước bằng chân sau. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét. B2: Giáo viên thông báo đáp án đúng - Đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt ba bộ lưỡng cư là gì? (về chân và đuôi) + Bộ lưỡng cư không đuôi: Thân ngắn, không có đuôi, hai chi sau to dài hơn hai chi trước. + Bộ lưỡng cư không chân: Thân dài thiếu chi. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường và tập tính Mục tiêu: Học sinh thấy được lưỡng cư không chỉ đa dạng về loài mà còn đa dạng về môi trường sống và tập tính. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 37 (1-5) đọc chú thích và lựa chọn câu trả lời điền vào bảng trang 121 SGK. B2: Giáo viên kẻ bảng, chỉ định 3 học sinh chữa bài, các học sinh khác nhận xét, bổ sun.g B3: Giáo viên thông báo kết quả đúng để học sinh sửa chữa trong vở. Kết luận: Luỡng cư có tập tính phong phú và đa dạng về môi trường sống Đáp án : Một số đặc điểm sinh học của lưỡng cư Tên loài Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ Cá cóc tam đảo Sống chủ yếu trong nước Ban ngày Trốn chạy, ẩn nấp Ểnh ương lớn Ưa sống ở vực nước hơn Ban đêm Doạ nạt Cóc nhà Ưa sống ở cạn hơn Ban đêm Trốn chạy ẩn nấp Ếch cây Sống chủ yếu trên cây vẫn lệ thuộc vào môi trường nước Ban đêm Trốn chạy ẩn nấp Ếch giun Sống chủ yếu ở cạn Chui luồn trong hang đất Trốn ẩn nấp Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của lưỡng cư Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm chung của lưỡng cư. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức đã học suy nghĩ và trả lời câu hỏi: - Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về môi trường sống, cơ quan di chuyển, hô hấp, tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể? B2: Cá nhân tự nhớ lại kiến thức thảo luận nhóm rút ra đặc điểm chung nhất của lưỡng cư. B3: Giáo viên tổng kết các ý kiến của học sinh và kết luận. Lưỡng cư là động vật có xương sống vừa thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: - Da trần và ẩm. - Di chuyển bằng 4 chi. - Hô hấp bằng da và phổi. - Tim ba ngăn, hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua giai đoạn biến thái . - Là động vật biến nhiệt. Hoạt động 4: Vai trò của lưỡng cư Mục tiêu: Học sinh thấy được vai trò của lưỡng cư trong tự nhiên và trong đời sống con người qua đó mà giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ những động vật có ích. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người? + Vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày? (Đa số chim đi kiếm ăn về ban ngày, đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp lưỡng cư) đi kiếm mồi về ban đêm, nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày) + Muốn bảo vệ những loài lưỡng cư có ích chúng ta cần làm gì? B2: Giáo viên cho học sinh tự rút ra kết luận - Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế trong địa phương, kết hợp giáo dục các em và cho các em biết một số loài ếch đem lại lợi ích lớn trong nền kinh tế vì vậy đã có nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi ếch đem lại lợi nhuận lớn. Vai trò: - Lưỡng cư có vai trò rất lớn cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh . - Có giá trị thực phẩm. - Một số lưỡng cư làm thuốc. - Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinhh lí học 4. Củng cố. - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Phân biệt 3 bộ lưỡng cư. - Nêu đặc điểm chung và vai trò của lưỡng cư? 5. Vận dụng và tìm tòi mở rộng. 3p - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Vận dụng : - Kể tên những loài lưỡng cư có ở địa phương em ? - Tìm tòi: - Biết được vai trò của lưỡng cư em đưa ra những biện pháp gì để bảo vệ ? 6. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Đọc bài trả lời lệnh câu hỏi - Đọc mục " Em có biết" - Nghiên cứu bài mới: Bài: Thằn lằn bóng đuôi dài. - Kẻ bảng tr.125 vào vở bài tập * Rút kinh nghiệm bài học: