Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
BÀI 31: VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài này HS phải:
- Nắm được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được mối nguy hiểm của chúng, không những gây hại đối với sức khỏe con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân.
- Hiểu được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Phân tích, tổng hợp khái quát kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thức tế.
3. Giáo dục: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh các bệnh do virut gây nên.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện :Giáo án, SGK, Hình 31.1,31.2 SGK.
- Phương pháp: nhóm, vấn đáp, trực quan
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tổ chức dạy học:
| Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung | ||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở… * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức | |||||||||||||||||
Ba bệnh sốt rất phổ biến ở Việt Nam do muỗi là vật trung gian truyền bệnh gồm sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Theo em bệnh nào là bệnh virut? Cần phải làm gì để phòng chống các bệnh này? Có SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. | |||||||||||||||||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: - Nắm được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được mối nguy hiểm của chúng, không những gây hại đối với sức khỏe con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân. - Hiểu được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức | |||||||||||||||||
| GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập và yêu cầu HS hoàn thành nội dung yêu cầu.
Yêu cầu: Hãy hoàn thành nội dung của phiếu học tập.
GV yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng, nhận xét và kết luận.
GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ứng dụng của virut trong thực tế ?
GV treo sơ đồ quy trình sản xuất interfêron, giải thích sơ đồ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiển của việc sản xuất interfêron ? GV nhận xét, kết luận. .? Hãy nêu những ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học ? GV nhận xét, đánh giá, kết luận. | HS tách nhóm theo yêu cầu, nhận phiếu học tập và tiến hành thảo luận, thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập.
HS nghiên cứu SGK trả lời. nghe câu hỏi, thảo luận nhanh trả lời. HS khác bổ sung. | I. Các virut kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng: 1. Virut kí sinh ở VSV: - Hiện biết khoảng 3000 loại virut. - Phagơ nhiễm vào VSV gây tổn hại cho quá trình lên men dùng VSV, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp VSV như : sản xuất thuốc kháng sinh, bột ngọt, thuốc trừ sâu sinh học,… 2. Virut kí sinh ở thực vật : - Hiện biết khoảng 1000 loài. -Virut không tự xâm nhập vào cây mà thông qua các tác nhân như côn trùng, vết xây xát,… - Trong cây, virut lây lan qua cầu nối sinh chất. Cây nhiễm virut thường có sự thay đổi về hình thái. - Phòng tránh : chọn cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, tiêu diệt vật truyền bệnh trung gian. 3. Virut kí sinh ở côn trùng : + Virut kí sinh gây bệnh cho côn trùng + Virut chỉ tồn tại trong côn trùng như ổ chứa hay vật trung gian truyền bệnh. Ví dụ: Virut gây bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… II. Ứng dụng của virut trong thực tiễn : 1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học : Một số phagơ chứa đoạn gen không quan trọng, lợi dụng tính chất này người ta cắt bỏ các gen đó và thay thế bằng các gen mong muốn. Ví dụ : sản xuất interferon. Interfêron : + Khái niệm: là prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra. + Vai trò: chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. 2. Trong nông nghiệp : thuốc trừ sâu từ virut - Thuốc trừ sâu hóa học gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
| ||||||||||||||
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. | |||||||||||||||||
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về virut kí sinh ở thực vật? A. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào thực vật B. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật C. Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virut kí sinh thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật D. Cả A, B và C Hiển thị đáp án Đáp án: C Câu 2: Chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virut. Lí do cốt lõi là vì A. Các biện pháp này dễ làm, không tốn nhiều công sức B. Chưa có thuốc chống virut kí sinh ở thực vật C. Thuốc chống virut kí sinh ở thực vật có giá rất đắt D. Cả A, B và C Hiển thị đáp án Đáp án: B Câu 3: Virut kí sinh ở côn trùng là A. Virut có vật chủ là côn trùng B. Bám trên cơ thể côn trùng C. Chỉ kí sinh ở côn trùng D. Cả B và C Đáp án: A Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây? A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng Hiển thị đáp án Đáp án: D Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người? A. Sống cách li hoàn toàn với động vật B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn… C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut Hiển thị đáp án Đáp án: A | |||||||||||||||||
D. VẬN DỤNG Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | |||||||||||||||||
Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục (do chứa nhều vi khuẩn) bỗng dưng trở nên trong? Lời giải: Bình vi khuẩn bị nhiễm phagơ nên phagơ nhân lên làm chết hàng loạt vi khuẩn. Do đó bình từ đục sau một thời gian quan sát thấy trong. | |||||||||||||||||
E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề | |||||||||||||||||
- Xem mục : Em có biết ? | |||||||||||||||||
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
- Học thuộc bài đã học.
- Đọc trước bài 32 trang 125, SGK Sinh học 10 – cơ bản.
IV. RÚT KINH NGHIỆM