Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 30: Ôn tập phần 1 - Động vật không xương. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... BÀI 30: ÔN TẬP PHẦN 1- ĐV KHÔNG XƯƠNG SỐNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Khái quát được đặc điểm của các ngành ĐVKXS từ thấp đến cao. - Thấy được sự đa dạng về loài của động vật. - Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của động vật với môi trường sống. - Thấy được tầm quan trọng của động vật đối với con người và đối với tự nhiên. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của động vật. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. - Học sinh hiểu được mối liên hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người và có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. 4. Năng lực - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của những đại diện ĐV KXS có tại địa phương. Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bài soạn, đề cương ôn tập 2. Học sinh: - Ô tập lại kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: A. Khởi động: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị các bảng kiến thức đã giao ở tiết trước. B. Hình thành kiến thức: * Giáo viên giới thiệu vào bài (1/) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: (15/) Tính đa dạng của động vật không xương sống - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các đặc điểm của các đại diện, đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 (tr.99) SGK và làm bài tập. - Ghi tên ngành vào chỗ trống - Ghi tên ĐD vào chỗ trống dưới hình - Giáo viên gọi ĐD lên hoàn thành bảng - Giáo viên chốt lại đáp án đúng - Giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm đại diện của mỗi ngành. - Bổ sung dậc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét tính đa dạng của ĐV KXS? - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ, tự điền vào bảng 1: - Ghi tên ngành của 5 nhóm ĐV - Ghi tên các ĐD - Một vài học sinh viết kết quả, lớp nhận xét, bổ sung - Học sinh ghi vở - Học sinh kể tên các ĐD - Học sinh trả lời - Học sinh nhận xét - ĐV KXS đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn còn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống. HOẠT ĐỘNG 2: (10/) Sự thích nghi của động vật không xương sống - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập: + Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc (ngành) 1 loài. + Tiếp tục hoàn thành cột 3, 4, 5, 6. - Giáo viên gọi học sinh hoàn thành bảng 2 - Giáo viên chữa các kết quả của HS - Học sinh nghiên cứu hoàn thành bảng 2 - Học sinh lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện - Học sinh sửa chữa Bảng 2: Sự thích nghi của động vật với môi trường sống STT Tên ĐV Môi trường Sống Sự thích nghi Kiêu dinh Dưỡng Kiểu di Chuyển Kiêu hô hấp (1) (2) (3) (4) (5) (6) Trùng roi xanh Nước ao, hồ Tự dưỡng, dị dưỡng Bơi bằng roi Khuếch tán qua màng cơ thể Trùng biến hình Nước ao, hồ Dị dưỡng Bơi bằng chân giả Khuếch tán qua màng cơ thể Trùng giày Nước bẩn (cống…) Dị dưỡng Bơi bằng lông Khuếch tán qua màng cơ thể Hải quỳ Đáy biển Dị dưỡng Sống cố định Khuếch tán qua da Sứa Trong nước biển Dị dưỡng Bơi tự do Khuếch tán qua da Thủy tức Ở nước ngọt Dị dưỡng Bám cố định Khuếch tán qua da Sán dây Kí sinh ở ruột người Nhờ chất HC có sẵn Ít di chuyển Hô hấp yếm khí Giun đũa Kí sinh ở ruột người Nhờ chất hữu cơ có sẵn Ít di chuyển bằng vận động cơ dọc cơ thể Hô hấp yếm khí Giun đất Sống trong đất Ăn chất mùn Đào đất để chui Khuếch tán qua da HOẠT ĐỘNG 3: (10/) Tầm quan thực tiến của động vật không xương sống - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng 3, tr.101. - Học sinh lên bảng hoàn thiện - Nội dung bảng 3 Bảng 3: Tầm quan trọng thực tiễn của Động vật không xương sống STT Tầm quan trọng Tên loài STT Tầm quan trọng Tên loài Làm thực phẩm Tôm, mực cua 4 Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh Mật ong Có giá trị xuất khẩu Mực, tôm 5 Làm hại cơ thể người và động vật Sán dây, chấy 3. Củng cố: (4/) - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc hiểu ghi nhớ ? 4.Vận dụng mở rộng: - Ở địa phương em có những loài động vật không xương sống nào? Vai trò của chúng đối với cuộc sống con người, động vật và thực vật như thế nào? - ĐVKXS cung cấp nhu cầu thực phẩm và sinh hoạt cho con người. Mỗi ngành là thành tố cấu thành nên hệ sinh thái của sự sống à học sinh hiểu được mối liên quan giữa môi trường và chất lượng cuộc sống con ngườià Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học 5. Hướng dẫn về nhà: (1/) - Ôn tập kĩ chương trình đã học để chuẩn bị kiểm tra. * Rút kinh nghiệm bài học: