Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 28: Thực hành - Quan sát một số vi sinh vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
BÀI 28: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT I. Mục tiêu. 1. Kiến thức:Qua bài này HS phải: - Quan sát được hình dạng 1 số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng dưa chua để lâu ngày hay nấm men rượu. - Quan sát một hình ảnh một số tiêu bản có sẵn. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kì năng thao tác thực hành 3. Giáo dục: yêu thích môn học 4. Phát triển năng lực a/ Năng lực kiến thức: - HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô… - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề… - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2. Kĩ thuật dạy học - Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: Giáo án, SGK, Hình 14.1,14.2 SGK. - Phương pháp: Nhóm, vấn đáp, trực quan 2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học. + Váng dưa chua + Tranh ảnh về một số VSV, mấm, Ký sinh trùng. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp, Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:không 3. Tổ chức dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS NỘI DUNG Chia lớp thành nhóm (theo tổ) - mỗi nhóm được chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm. + Trình bày cách nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng. - Sau khi HS trình bày các bước tiến hành, GV nhấn mạnh và làm mẫu 2 nội dung đó là: + Làm dịch huyền phù. + Nhỏ thuốc nhuộm. + Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí nghiệm. + Quan sát và giúp đỡ các nhóm, đặc biệt là nhóm yếu. + Nhắc HS cẩn thận và bảo quản dụng cụ. + Kiểm tra mẫu sản phẩm của các nhóm và giữ lại mẫu để cuối giờ nhận xét. GV yêu cầu: - Trình bày cách tiến hành nhuộm đơn để phát hiện nấm men. - GV nhắc nhở và giúp đỡ các nhóm. - Kiểm tra tiêu bản của từng nhóm. - Yêu cầu HS xem thêm nấm mốc ở quả quýt - HS theo dõi , chỗ nào chưa hiểu nhờ GV giảng lại. - HS nghiên cứu nội dung bài và tiến hành làm theo SGK. Đại diện nhóm trình bày các bước tíên hành. - HS tiến hành từng bước như đại diện nhóm đã nêu ở SGK. - Sau khi quan sát được rõ hình ảnh Các thành viên trong nhóm thay nhau quan sát và vẽ hình. Lưu ý: So sánh mẫu quan sát với hình 28 SGK trang 112. - HS nghiên cứu nội dung bài . - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như yêu cầu SGK. - So sánh mẫu quan sát với hình 28 SGK - Lấy mẫu quan sát trực tiếp không cần nhuộm màu. I. Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng II. nhuộm đơn phát hiện nấm men. 4. Củng cố: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 113. - Nhận xét, đánh giá giờ dạy. - Nhắc nhở HS vệ sinh lớp học và rửa dụng cụ. 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết thu hoạch theo nhóm. Sưu tầm tranh ảng về vi sinh vật. - Chuẩn bị bài 29 IV. Nhận xét đánh giá giờ học: GV nhận xét quá trình làm thí nghiệm của HS. Đánh giá hoạt động của học sinh, tuyên dương những nhóm làm tôt, phê bình nhóm lam chưa được, nhóm mất trật tự. GV nhắc nhở HS dọn dẹp vệ sinh cho sạch sẽ. V. Củng cố dặn dò: Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác làm thí nghiệm. Cho vài em HS nêu vài ứng dụng mà các em đã quan sát đã biết ở gia đình. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy: