Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 27: Cảm ứng ở động vật (Tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình sinh học 11. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày Soạn:...............

Bài 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần phải:

- Nêu được sự phân hóa về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.

- Trình bày được sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.

- Biết được sự tiến hóa về tổ chức thần kinh của các loài động vật.

- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hoá.

3.Thái độ: Biết huấn luyện vật nuôi hình thành một số phản xạ có điều kiện.

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh sơ đồ hệ thần kinh dạng lưới (h 26.1sgk).

- Tranh sơ đồ hệ thần kinh dạng chuỗi hạch (h 26.2 sgk)

- Tranh sơ đồ hệ thần kinh dạng ống ở người (h 27.1sgk)

- Tranh sơ đồ phản xạ tự vệ ở người (h 27.2 sgk)

2. Học sinh:

- Ôn lại phần PXKĐK, PXCĐK.

- Tìm hiểu hình 27.1, 27.2; mối liên hệ giữa các hình 26.1, 26.2, 27.1

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - HS1: Cảm ứng là gì? Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.Vì sao?

 - HS2: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng với kích thích bằng cách nào; có ưu điểm gì so với phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới?

3. Vào bài mới:

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp:  trò chơi, gợi mở.

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

- GV treo 3 tranh hình 26.1, 26.2, 27.1, yêu cầu HS quan sát  và nhận xét hướng tiến hoá về cấu tạo hệ thần kinh của Giới động vật. (HTK dạng lưới àHTK dạng chuỗi hạchàHTK dạng ống.)

- GV: HTK dạng lưới, dạng chuỗi hạch các em đã tìm hiểu trong bài 26. Như vậy HTK dạng ống có cấu trúc như thế nào?Động vật có HTK dạng ống cảm ứng ra sao?Chúng ta tìm hiểu nội dung bài 27.

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Nêu được sự phân hóa về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.

- Trình bày được sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.

- Biết được sự tiến hóa về tổ chức thần kinh của các loài động vật.

- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 3a, quan sát sơ đồ hình 27.1 và trả lời câu hỏi:

 

(?)1. Vì sao HTK của người gọi là HTK dạng ống?

 

 

 

 

(?)2. HTK của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú thuộc hệ thần kinh nào? Vì sao?

 

(?)3. HTK dạng ống có cấu trúc như thế nào?

- GV nhận xét, bổ sung và  kết luận.

- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh 1 trang 107 sgk: điền từ thích hợp vào các ô trống hình 27.1.

- GV  nêu đáp án theo thứ tự từ trên xuống:não bộ, tủy sống, hạch thần kinh, dây thần kinh.

- GV kết luận : Các tế bào thần kinh đã có sự tập trung về phía đầu làm não bộ phát triển --> hiện tượng đầu hoá.

 

- HS nghiên cứu mục 3, quan sát hình 27.1, trả lời:

 

*1: Vì Số lượng lớn tế bào thần kinh tập hợp lại thành ống nằm trong cột sống ở phía lưng tạo thành TK trung ương.

*2: Thuộc HTK dạng ống vì có ống xương chứa tế bào thần kinh.

*3:………..

- HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe.

 

- HS lên bảng hoàn thành lệnh 1.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống:

   

 

 a . Cấu trúc của hệ thần kinh dạng  ống:

 

 

 

 

 

- Tế bào thần kinh tập trung thành ống (phía lưng) ;gặp ở ĐV có xương sống: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

 

- HTK dạng ống gồm 2 phần:

+ TK trung ương: não + tuỷ sống.

+ TK ngoại biên: dây TK + hạch TK.

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 3b, quan sát hình 27.2 và trả lời các câu hỏi:

(?) HTK dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?

(?) Ở động vật có xương sống, có các loại phản xạ nào?

* Học sinh thảo luận nhóm những vấn đề sau:

- Hãy cho biết trong 2 ví dụ sau ví dụ nào thuộc phản xạ đơn giản? Ví dụ nào thuộc phản xạ phức tạp?

  + Phản xạ co tay khi chạm lửa.

  + Phản xạ bỏ chạy khi gặp chó dữ.

- Kết hợp phân tích sơ đồ Hình 27.2 để trả lời các lệnh trong SGK trang 112 để rút ra điểm khác nhau về sự tham gia của hệ thần kinh. (15ph)

 - GV nhận xét, bổ sung và tiểu kết mục b

 

 (?)Trong đời sống cá thể loại PX nào ngày càng tăng?Điều đó có ý nghĩa gì?

- HS nghiên cứu mục 3b, quan sát hình 27.2 và trả lời:

* Nguyên tắc phản xạ

* Có 2 loại: phản xạ đơn giản, phản xạ phức tạp.

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày.

- Nhóm khác bổ sung

 

 

 

 

 

*PXCĐK.

Giúp ĐV thích nghi tốt hơn với môi truờng.

b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống:.

- Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.

- Có 2 loại phản xạ:PX đơn giản, PX phức tạp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PX đơn giản   PX phức tạp

- Là px  không điều kiện do một số tb TK nhất định tham gia.

- Thường do tuỷ sống điều khiển

- Là px có điều kiện do một số lượng lớn tb TK tham gia.

- Có sự tham gia của não bộ.

-Trong đời sống cá thể loại PXCĐK ngày càng tăng,giúp động vật thích nghi với môi trường sống.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện  tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

1. Nhấn mạnh tính ưu việt trong hoạt động của HTK dạng ống bằng cách nêu câu hỏi:

Em hãy nhận xét về phản ứng với kích thích của đông vật có HTK dạng ống so với động vật có HTK dạng lưới và HTK dạng chuỗi hạch? Rút ra kết luận:HTK dạng nào hoạt động ưu việt nhất? 

(Phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn do số lượng tế bào TK nhiều, tập trung thành ống,  có não bộ phát triển xử lý thông tin tốt hơn… Kết luận: HTK dạng ống hoạt động ưu viêt nhất).

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV hướng dẫn HS tóm tắt 3 chiều hướng tiến hoá của HTK ở ĐV:

- Tập trung hoá: rải rác dạng lướià tập trung dạng chuỗi hạchà dạng ống.

- Từ đối xứng toả trònà đối xứng 2 bên.

- Hiện tượng đầu hoá: TB thần kinh tập trung phía đầu làm não bộ phát triển mạnh.

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

  1.So sánh đặc điểm của PXKĐK, PXCĐK ?

  2.Trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 113 sgk.

  3.Tìm hiểu H28.1, H28.2, H28.3 trang 114, 115.

      

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

* Đáp án bài 1: Các điểm khác nhau giữa phản xạ không và phản xạ có điều kiện

PXKĐK

PXCĐK

1.Bẩm sinh có tính chất bền vững

Hình thành trong quá trình sống, không bền vững, dễ mất

2.Di truyền mang tính chủng loại

Không di truyền, mang tính cá thể.

3.Số lượng hạn chế

Số lượng không hạn định.

4.Chỉ trả lời những kích thích tương ứng

Trả lời các kích thích bất kì được kết hợp với kích thích không điều kiện.

5.Trung ương: Trụ não, tuỷ sống

Có sự tham gia của vỏ não.