Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 23: Thực hành mổ và quan sát tôm sông. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... BÀI 23 :THỰC HÀNH MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang. - Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh. - Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống. - Biết sử dụng các dụng cụ mổ. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Tôm sống, 4 bộ đồ mổ, 4-6 kính lúp, 4 chậu mổ, một số hình ảnh về các loài tôm khác nhau (tranh, ảnh hoặc video) - Học sinh: + Đọc trước bài 23 + Mỗi nhóm 2 con tôm sống to III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh một số loài tôm khác nhau. * Đặt vấn đề: Chương trình động vật học thường chọn con tôm làm đại diện cho lớp Giáp xác nói riêng, ngành Chân khớp nói chung. Ở nước ta, con tôm được chọn là con tôm sông phổ biến ở khắp nơi. Tôm dễ mổ, dễ quan sát và có cấu tạo rất tiêu biểu. Và bài hôm nay cô trò cùng quan sát và mổ con tôm sông để hiểu rõ về con vật này và ngành Chân khớp nói chung, lớp Giáp xác nói riêng. B. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: Tổ chức thực hành Mục tiêu: học sinh mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang. - Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK. - Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. Hoạt động 2: Tiến trình thực hành Mục tiêu: Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh. B1: Giáo viên hướng dẫn nội dung thực hành 1. Mổ và quan sát mang tôm B2: Giáo viên hướng dẫn cách mổ như hướng dẫn ở hình 23.1 A, B (SGK trang 77). B3: Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang, nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4. B4: Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp, điền vào bảng. Bảng 1: ý nghĩa đặc điểm của lá mang Đặc điểm lá mang Ý nghĩa - Bám vào gốc chân ngực - Thành túi mang mỏng - Có lông phủ - Tạo dòng nước đem theo oxi - Trao đổi khí dễ dàng - Tạo dòng nước a. Mổ tôm - Cách mổ SGK. - Đổ nước ngập cơ thể tôm. - Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài. b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan + Cơ quan tiêu hóa: - Điền chú thích vào chữ số ở hình 23.3B. - Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có nàu tối. Cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm. - Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3A (SGK trang 78) nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hoá. + Cơ quan thần kinh - Cách mổ: dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan, chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra, quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh. + Cấu tạo: 4. Vận dụng mở rộng: - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Ở địa phương em thường nuôi và khai thác những loại tôm nào? 5. Dặn dò: - Học bài theo nội dung SGK. - Sưu tập các loại giáp xác mà em đã học để chuẩn bị cho tiết sau. * Rút kinh nghiệm bài học: