Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 20: Thực hành quan sát một số thân mềm. Bài học nằm trong chương trình sinh học 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ................... Ngày dạy: ................... Tiết số: ................... BÀI 20: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm. - Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ sử dụng kính lúp. - Kĩ năng quan sát đối chiếu mẫu vật với hình vẽ. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Ảnh 1 số thân mềm, bảng phụ. - Giáo viên: chuẩn bị trai, than mềm....... III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài học A. Hoạt động khởi động (5’): - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Chia lớp thành 4 nhóm trả lời câu hỏi: Kể tên các động vật thuộc nghành thân mềm mà em biết?(liệt kê vào bảng phụ) Cho đại diện các nhóm dán bảng phụ lên bảng chấm điểm cho các nhóm mỗi đáp án đúng cho 1 điểm sau đó thưởng cho nhóm có điểm cao nhất bằng 1 tràng pháo tay. (HS có thể trả lời các đáp án như: trai, sò,ốc xà cừ, ốc sên ,ốc bươu vàng, ốc gạo , ốc văn, ốc nhồi,hến, hàu, bào ngư, bạch tuộc, mực...) Giáo viên: Ngành thân mềm có số loài rất lớn lại đa dạng và rất phong phú ở vùng nhiệt đới, tìm hiểu ở bài mới. B. Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: Tổ chức thực hành Mục tiêu: học sinh quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm. Hoạt động của GV - HS Nội dung - Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK. - Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Học sinh trình bày sự chuẩn bị của mình. Hoạt động 2: Tiến trình thực hành Mục tiêu: Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong. Bước 1: Giáo viên hướng dẫn nội dung quan sát: a. Quan sát cấu tạo vỏ: - Trai : + Đầu, đuôi. Đỉnh, vòng tăng trưởng. Bản lề - Ốc: quan sát mai mực, đối chiếu hình 20.2 SGK trang 68 để nhận biết các bộ phận, chú thích bằng số vào hình. - Mực: quan sát mai mực, đối chiếu hình 20.3 SGK trang 69 để chú thích số vào hình. b. Quan sát cấu tạo ngoài: - Trai: quan sát mẫu vật phân biệt: + Áo trai. Khoang áo, mang. Thân trai, chân trai. Cơ khép vỏ. Đối chiếu mẫu vật với hình 20.4 SGK trang 69, điền chú thích vào hình. - Ốc: Quan sát mẫu vật, nhận biết các bộ phận: tua, mắt, lỗ miệng, chân, thân, lỗ thở. - Bằng kiến thức đã học chú htích bằng số vào hình 20.5 SGK trang 69. c. Quan sát cấu tạo trong - Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực. - Đối chiếu mẫu mổ với tranh vẽ, phân biệt các cơ quan. - Thảo luận trong nhóm và điền số vào ô trống của chú thích hình 20.6 SGK trang 70. Bước 2: học sinh tiến hành quan sát: - Học sinh tiến hành quan sát theo các nội dung đã hướng dẫn. - Giáo viên đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của SH, hỗ trợ các nhóm yếu. - Học sinh quan sát đến đâu ghi chép đến đó. Bước 3: Viết thu hoạch - Hoàn thành chú thích các hình 20 (1-6). - Hoàn thành bảng thu hoạch (theo mẫu trang 70 SGK). 4. Nhận xét - đánh giá - Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Nhận xét tinh thần, thái độ của các nhóm trong giờ thực hành. - Kết quả bài thu hoạch sẽ là kết quả tường trình. Giáo viên công bố đáp án đúng, các nhóm sửa chữa đánh giá chéo. TT Đặc điểm cần quan sát Động vật có đặc điểm tương ứng Ốc Trai Mực 1 Số lớp cấu tạo vỏ 3 3 1 2 Số chân (hay tua) 1 1 10 3 Số mắt 2 không 2 4 Có giác bám không không có 5 Có lông trên tua miệng không không có 6 Dạ dày, ruột, gan, túi mực. có có có - Các nhóm thu dọn vệ sinh. 5. Vận dụng mở rộng: - Mục tiêu: + Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Ở địa pương em có những loại than mềm nào? Vai trò của chúng đối với con người và động tực vật? 6. Dặn dò - Tìm hiểu vai trò của thân mềm. - Kẻ bảng 1, 2 trang 72 SGK vào vở. * Rút kinh nghiệm bài học: