Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Văn bản văn học. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 28 – Tiết 82: VĂN BẢN VĂN HỌC I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển biến từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. - Biết rõ các tầng của cấu trúc văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó. - Hiểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩ của nó. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu vấn đề lí luận văn học. 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi đọc hiểu tác phẩm văn học. b. Phẩm chất: + Sống yêu thương + Sống tự chủ. + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn giáo án giảng dạy. - Thiết kế giáo án, SGK ngữ văn 10, sách giáo viên ngữ văn 10 tập 2, các tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Vở soạn - sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 2. III. Các bước lên lớp Bước 1: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ (1’) Bước 3: Bài mới 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV - HS Định hướng năng lực, pc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Cho HS phân biệt VBVH với các văn bản khác qua phiếu học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới Trong nền văn học Việt Nam, có những văn bản văn học quan trọng của nước nhà nhưng đồng thời cũng là những văn kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử xã hội như Thiên đo chiếu, Đại cáo bình Ngô, Hịch tướng sĩ…Vậy có những tiêu chí cơ bản nào để xác định văn bản văn học, cấu trúc của văn bản văn học như thế nào? Chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi đó sau tiết học hôm nay. - Năng lực hợp tác, giao tiếp 2. HỌAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến văn bản văn học. GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, em hãy cho biết: - Nhóm 1:Các tiêu chí chủ yếu đế xác định một văn bản là văn bản văn học? - Nhóm 2: Học sinh đọc ví dụ. Những từ láy trong ví dụ có tác dụng gì?Thế nào là tầng ngôn từ? - Nhóm 3: Học sinh tìm hiểu ví dụ. Thế nào là tầng hình tượng? - Nhóm 4: Học sinh đọc SGK. Em hiểu như thế nào là hàm nghĩa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc phần tiểu dẫn trong SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những thông tin cơ bản về văn bản văn học. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học - Có ba tiêu chí: 1. Văn bản văn học là những tác phẩm đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. 2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng có tính thẩm mĩ cao. 3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, đảm bảo những quy ước nghệ thuật cho từng thể loại cụ thể. II. Cấu trúc của văn bản văn học 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa + Những từ láy liên tiếp: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh với âm thanh của nó gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ, hồn nhiên. => Chú ý đến ngữ âm song song với ngữ nghĩa của văn bản. - Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến ngiã bóng. So sánh: ngôi sao - ngôi sao điện ảnh; con chó sói - lòng lang dạ sói; mùa xuân - tuổi xuân;… => Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản. 2. Tầng hình tượng - Xét VD: SGK - Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tuỳ quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,... và tuỳ thể loại: ỵư sự, trữ tình, kịch,...) mà có sự khác nhau. 3. Tầng hàm nghĩa - Đọc văn bản mà không hiểu hàm nghĩa khác nào ta biết tên, biết mặt một con người mà không hiểu được phần sâu thẳm trong tâm hồn họ. III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học - Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng thấu hiểu các quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ hơn, phong phú hơn trong tâm trí. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đọc văn bản sau rồi hãy trả lời các câu hỏi sau: Bài thơ tình của người thủy thủ (Hà Nhật): Đêm nay, khi trăng mọc Tàu anh sẽ nhổ neo Em đừng hỏi Vì sao anh ra đi Cũng đừng hỏi Chân trời xa có gì kêu gọi Anh biết Nếu ở chân trời có đảo trân châu Hay ở biển xa Có nụ hoa thần tìm ra hạnh phúc Hay có người gái đẹp Môi hồng như san hô Cũng ko thể Khiến anh xa được em yêu Nhưng em ơi Nếu có người trai chưa từng qua bão tố Chưa từng vượt qua thử thách gian lao Lẽ nào xứng với tình em? 1. Quan niệm sống nào được thể hiện trong bài thơ? à Quan niệm tình yêu thủy chung và cách sống mạnh mẽ... 2. Xác định thể thơ và nội dung cơ bản của bài thơ? - Thể thơ tự do - Nội dung: Tam sự người lính biển Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 1. Quan niệm sống nào được thể hiện trong bài thơ? à quan niệm tình yêu thủy chung và cách sống mạnh mẽ... 2. Xác định thể thơ và nội dung cơ bản của bài thơ? - Thể thơ tự do - Nội dung: Tâm sự người lính biển 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân vật “anh” trong bài thơ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS được 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân vật “anh” trong bài thơ 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Yêu cầu HS: Học bài và hoàn thiện các bài tập vào vở. Tiếp tục sưu tầm các văn bản thơ hay mà em yêu thích Bước 4: Hướng dẫn về nhà - Hoàn thành bài tập - Soạn bài: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối