Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 22 – Tiết 64: TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học. 2. Kĩ năng: Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống. II. Trọng tâm 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Ôn tập và củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản nói chung. 2. Kĩ năng: Tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học… 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống. b. Phẩm chất: + Sống yêu thương. + Sống tự chủ. + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Thiết kế giáo án, SGK ngữ văn 10, sách giáo viên ngữ văn 10 tập 2, các tài liệu tham khảo. - Soạn giáo án giảng dạy. 2. Học sinh: - Vở soạn - sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 2. III. Phương pháp - Định hướng học sinh tìm hiểu bằng đàm thoại gợi mở, thuyết trình, động não, thảo luận, câu hỏi nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) - Em hãy nêu nội dung đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Khởi động: GV dẫn dắt vào bài: Khi đọc một văn bản thuyết minh, ta cần hiểu và nắm được nội dung chính của văn bản đó, muốn vậy ta cần phải biết tóm tắt văn bản thuyết minh. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về lí thuyết và đặc biệt là luyện tập cách tóm tắt văn bản thuyết minh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *Hoạt động cá nhân: - Hãy nêu mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản? - Hãy nêu cách tóm tắt văn bản thuyết minh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Mỗi cá nhân đọc SGK, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản sgk Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: * Hoạt động cá nhân: Đọc các văn bản và yêu cầu bên dưới. * Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1, Nhóm 2: Đọc văn bản “ Nhà sàn”và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới Nhóm 3, Nhóm 4: Đọc văn bản về Ba-sô và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức: I. Tìm hiểu chung 1. Mục đích yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh - Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm: + Hiểu và nắm được nội dung chính của văn bản + Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn so với văn bản gốc. 2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh. + Xác định được mục đích, yêu cầu tóm tắt. + Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt để xác định đối tượng, đại ý của văn bản. + Chia văn bản thành các đoạn nhỏ, ý chính của mỗi đoạn. + Viết tóm tắt. Tìm hiểu văn bản “ Nhà sàn” a, Đối tượng: Tóm tắt văn bản thuyết minh về nhà sàn một công trình kiến trúc của đồng bào miền núi nước ta. b. Đại ý: Bài văn thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc, giá trị sử dụng và sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam. c. Chia đoạn: + Đoạn 1 từ đầu đến “văn hóa cộng đồng” giới thiệu nhà sàn và mục đích sử dụng. + Đoạn 2 tiếp đó đến “Cũng phải là nhà sàn”: Nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn. + Đoạn 3 còn lại: Đánh giá, ca ngợi vẻ đẹp của nhà sàn. Tóm tắt: Nhà sàn có mái che dùng để ở và sử dụng vào một số mục đích khác. Cấu tạo của nhà sàn bằng nguyên vật liệu tranh tre, nứa lá đơn giản. Nhà sàn gồm nhiều cột chống. Mặt sàn để ở và sinh hoạt có ngăn thành buồng. ở hai đầu là hai cầu thang. Gầm sàn để gia súc hoặc chứa đựng. Nhà sàn có từ thời đồ đá mới, tồn tại ở khu vực Đông Nam á nhất là núi cao và cao nguyên. Nhà sàn có nhiều tiện lợi, phù hợp với cư trú miền núi, đầm lầy, tận dụng nguyên vật liệu, chống được thú dữ, bảo vệ an toàn cho con người. Nhà sàn ở một số địa bàn miền núi nước ta đạt tới trình độ thẩm mĩ, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK) * Tìm hiểu văn bản về Baso a. Đối tượng thuyết minh của văn bản là phần tiểu dẫn. Đó là tiểu sử của Ba- sô và đặc điểm thơ hai cư. b. Bố cục + Đoạn 1 từ đầu đến Mi-si-ki (1867- 1902). Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu vài nét về tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô sinh 1644 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở U-ê-nơ nay là tỉnh Mi-ê, 28 tuổi, Ba-sô sống ở Tô-ki- ô (Ê-đô) làm thơ với bút danh Ba-sô (ba tiêu). Mười năm cuối đời đi khắp đất nước viết du kí và thơ hai cư. Ông mất năm 1694. Tác phẩm du kí “phơi thân đồng nội”, “Đoạn văn trong đãy”, “Cánh đồng hoang”, “áo tơi cho khỉ” và “Lối lên miền ô ku”. Thơ hai cư có số từ ít nhất, gồm 17 âm (5-7-5) gồm bảy, tám chữ nhật. Mỗi bài chỉ có một tứ thơ, ghi lại một văn cảnh, vài sự vật, gợi lên xúc cảm, suy tư nào đó. Không gian, thời gian là mùa (quý tứ). Thơ hai cư mang tính u tịch (thiền tông), đề cao vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng. Thơ hai cư chỉ gợi, không tả chứa nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng. Thơ hai cư là đóng góp của Nhật Bản vào văn hóa nhân loại. - Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” của Lương Quỳnh Khuê thuyết minh về một thắng cảnh. Vì thế nó khác với các văn bản thuyết minh giới thiệu một công trình kiến trúc (nhà sàn), một tác giả thơ. Ma-su-ô Ba-sô và thơ hai cư Nhật Bản. Lương Quỳnh Khuê đi sâu vào đối tượng và tập trung vào nội dung của thắng cảnh. Đó là những đặc điểm về kiến trúc, vẻ đẹp nên thơ nên họa của đền Ngọc Sơn. Từ đó tác giả bày tỏ niềm tự hào, tình yêu tha thiết với di sản văn hóa dân tộc. HOẠT ĐỘNG - LUYỆN TẬP Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Kĩ thuật đặt câu hỏi, Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu hs làm bài tập 2. Yêu cầu hs đọc lại văn bản bài Thơ Hai-cư. Yêu cầu hs đọc văn bản. - Xác định đối tượng thuyết minh? So với các văn bản thuyết minh trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của nó có gì khác? - Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành làm các yêu cầu trên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ * Luyện tập PPTM 1. Các phương pháp thuyết minh: - Chú thích: Hoa lan được người phương Đông... - Phân tích, giải thích: Họ lan...mục. - Dùng số liệu: chỉ riêng 10 loài hoa của chi lan Hài Vệ Nữ... 2. Bài tập 2:(BTVN). * Luyện tập bài Tóm tắt VBTM 1. Tóm tắt phần tiểu dẫn bài Thơ Hai-cư: - Đối tượng thuyết minh: tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Ba-sô và những đặc điểm của thơ Hai-cư. - Bố cục: + Đoạn 1: Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Ba-sô. + Đoạn 2: Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Hai-cư. - Tóm tắt: M.Ba-sô (1644-1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Ông sinh ra ở U-ê-nô, xứ I-ga, trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô sinh sống và làm thơ Hai-cư với bút hiệu Ba-sô. Ông để lại nhiều tác phẩm, nổi tiếng nhất là Lối lên miền Ô-ku. Thơ Hai-cư có số từ vào loai ít nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt ra làm ba đoạn theo thứ tự thường là 5-7-5 âm. Thơ Hai-cư thấm nhuần tinh thần thiền tông và văn hóa phương Đông nói chung. Nó thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ ko tả, chứa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, hoa đạo, hội họa, tiểu thuyết,...thơ Hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại. 2. Tóm tắt văn bản: Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội. - Đối tượng thuyết minh: Đền Ngọc Sơn (thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội). - Nội dung thuyết minh: giới thiệu quang cảnh và biểu cảm. -Tóm tắt: Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên đỉnh Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp là ba chữ “tả thiên thanh”(viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là Đài Nghiên. Gọi là Đài Nghiên bởi hình tượng cổng này là “cái đài” đỡ “nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc - nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước. HOẠT ĐỘNG – VẬN DỤNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1: Thuyết minh là gì? A. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm tư tưởng. B.Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, ngun nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội C. Trình bày diễn biến sự việc, nhân vật nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày tỏ thái độ khen chê. D. Dùng các chi tiết, hình ảnh…nhằm tái hiện một cách sống động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh. Câu 2: Văn bản thuyết minh dùng phương pháp nào? A. Miêu tả bằng lời văn. B. Trình bày, giới thiệu, giải thích. C. Kể lại câu chuyện. D. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Câu 3: Mục đích của văn bản thuyết minh là: A. Nhằm kể lại một câu chuyện đã có trong cuộc sống. B. Thường tả lại một người, một vật…trong đời sống. C. Dùng để bàn luận một vấn đề nào đó trong cuộc sống. D. Nhằm cung cấp tri thức( về đặc diểm, tính chất ngun nhân…) về sự việc, hiện tượng trong tự nhiên hoặc xã hội. Câu 4: Đối với đối tượng thuyết minh, để thuyết minh cho đúng, người viết cần nắm được nội dung: A. Tên đối tượng cần thuyết minh. B. Bản chất của đối tượng thuyết minh. C. Địa chỉ của đối tượng thuyết minh. D. Hình ảnh của đối tượng thuyết minh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. GV giao nhiệm vụ: Lập dàn ý: Giới thiệu một phong trào của trường (lớp). GV giao nhiệm vụ: Thuyết minh bài thơ sau của Nguyễn Trãi Cây chuối Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm, Đây buồng lạ, màu thâu đêm. Tình thư một bức phong còn kín, Giỏ nơi đâu gượng mở xem (Vãn học 10, tập một, NXB Giáo dục - 2000, tr. 133) - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: B Bài 1: a. Mở bài - Giới thiệu chung về lớp / trường. - Giới thiệu chung phong trào nổi bật của lớp / trường b. Thân bài - Nguyên nhân dẫn đến phong trào - Diễn biến của phong trào + Bắt đầu + Phát triển + Kết quả - Ý nghĩa của phong trào - Những bài học rút ra từ phong trào c. Kết bài - Khẳng định lại sự tác động của phong trào. Bài 2: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cây chuối. 2. Thuyết minh về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ : a/ Giá trị nội dung của bài thơ. + Sức sống tràn trề, tươi tốt: cây chuối vốn đã xanh tốt, bén hơi xuân lại càng tổt thêm hơn nữa. + Vẻ đẹp thanh tao, quyến rũ: buồng chuối gợi liên tưởng đến buồng mĩ nhân với mùi hương tỏa suốt đêm thâu. + Vẻ đẹp lãng mạn, tình tứ: đọt chuối non như bức thư tình còn phong kín, e ấp trước chàng gió mùa xuân. b/ Giá trị nghệ thuật của bài thơ: thơ chữ Nôm, thất ngôn xem lục ngôn, hình ảnh gần gũi, giàu ý nghĩa. Chú ý : Có thể thuyết minh giá trị nghệ thuật của bài thơ trước rồi mới thuyết minh giá trị nội dung hoặc đan xen. - Khẳng định về giá trị của bài thơ. HOẠT ĐỘNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học + Lập dàn ý thuyết minh về một môn thể thao mà em thích nhất + Thuyết minh về một danh nhân văn hoá ở quê hương em + Viết đoạn văn thuyết minh ( khoảng 200 chữ ) về một nghề em định lựa chọn trong tương lai. Chỉ ra em đã sử dụng phương pháp nào? Bước 4: Củng cố - dặn dò (2’) - Nêu cách tóm tắt VB thuyết minh? - Nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt một văn bản thuyết minh - Làm bài tập 2 sách giáo khoa. - Soạn tiếp bài : Hồi trống Cổ Thành – Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.