Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 13– Tiết 39: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Lí Bạch) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. c/ Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm. d/ Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ. 2. Kĩ năng: a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thơ trung đại b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về thơ trung đại 3. Thái độ: a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về thơ trung đại c/ Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng. II. Trọng tâm 1. Về kiến thức - Hiểu được tình bạn chân thành, trong sáng của tác giả. - Nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm. 2. Về kĩ năng a. Về kĩ năng chuyên môn - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại. b. Về kĩ năng sống - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. 3. Về thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Có tình bạn trong sáng, cao đẹp. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống… III. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao thơ thời Lí lại chủ yếu là thơ thiền sư? Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động B1: GV giao nhiệm vụ: + Trình chiếu tranh ảnh về văn hoá đời nhà Đường. + Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả thơ nước ngoài + Lắp ghép tác phẩm với tác giả B2: HS thực hiện nhiệm vụ: B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ B4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Khi nhắc đến văn học Trung Quốc thời Thịnh Đường chúng ta không thể không nhắc đến vị “Thi thánh” Đỗ Phủ với những vần thơ rất sâu sắc về hiện thực Trung Quốc thời bấy giờ và vị “Thi tiên” Lí Bạch với những vần thơ bay bổng, lãng mạn diệu kì. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểubài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả Lí Bạch và tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” - Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Nêu những nét đáng chú ý về con người và sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch? Nhóm 2: Nêu những nét khái quát về tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”(Thể thơ, bố cục, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1-3: Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh chia tay? Nhóm 2-4: Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi”? Hãy chỉ ra tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 3: Tổng kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Lí Bạch - Lí Bạch (701 - 762) - Tự Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. - Được mệnh danh là “thi tiên”, để lại hơn 1000 bài thơ. - Chủ đề chính trong thơ: + Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả. + Khát vọng giải phóng cá nhân + Bất bình trước hiện thực tầm thường. + Tình cảm phong phú, mãnh liệt: tình bạn, thiên nhiên, uống rượu… - Phong cách thơ: hào phóng, bay bổng nhưng tự nhiên, tinh tế, giản dị. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, là người bạn thân thiết của Lí Bạch. Bài thơ được viết khi Lí Bạch tiễn bạn về Quảng Lăng. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bố cục: + Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay. + Hai câu sau: Nỗi lòng của nhà thơ. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hai câu đầu: Không gian và thời gian đưa tiễn. - “Cố nhân”: người bạn cũ => gợi mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu của hai người bạn - Không gian chia tay: + Điểm xuất phát: “tây từ Hoàng Hạc lâu” (phía tây lầu Hoàng Hạc) => địa điểm chia tay đầy huyền thoại và chất thơ, như đưa bạn vào cảnh tiên + Điểm đến: “Dương Châu” => một thắng cảnh phồn hoa đô hội nơi xứ người - Thời gian chia tay: “Yên hoa tam nguyệt”: tháng ba – cuối mùa xuân – mùa hoa khói => gợi lên nỗi bồi hồi, xao xuyến, buồn thương => Khung cảnh chia ly: đẹp và lãng mạn như tình bạn cao đẹp của hai người. Tóm lại: Hai câu đầu chứa đựng tình cảm quyến luyến, bịn rịn. 2. Hai câu sau: Nỗi lòng của nhà thơ + “Cô phàm”: Hình ảnh cánh buồm cô độc, lẻ loi => người ra đi cô đơn, người ở lại cũng cảm thấy cô độc lẻ loi + “Viễn ảnh bích không tận”: Cánh buồm nhỏ dần và mất hút vào bầu không gian xanh biếc => cái nhìn đầy nỗi xao xuyến, buồn thương, ngậm ngùi + “Duy kiến Trường Giang”: Chỉ nhì thấy dòng sông Trường Giang => nỗi cô độc nhỏ bé trước cái vô cùng của sông nước + “Thiên tế lưu”: Chảy vào cõi trời, chảy ngang bầu trời =>không gian bát ngát, khoáng đạt như tình bạn của nhà thơ. =>Tóm lại: Nỗi lòng của người đưa tiễn: Cô đơn, lẻ loi, nỗi buồn dường như lan toả lên cảnh vật – cánh buồm, dòng sông. III. Tổng kết. 1. Nội dung. Bên cạnh một Lý Bạch yêu tự do, phóng túng, mãnh liệt, ngang tàng còn có một Lý Bạch đằm thắm, ân tình. Tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên là một tình bạn đẹp, chân thành, thắm thiết. 2. Nghệ thuật: - Lý Bạch đã dựng lên các quan hệ : Hữu - vô, vô hạn - hữu hạn, cảnh - tình để thể hiện tư tưởng, tình cảm. Nhờ tạo được các quan hệ này mà trong một giới hạn tối thiểu nhà thơ đã thể hiện được tối đa ý, tứ, sự, tình. Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Từ tình bạn của Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn trong cuộc đời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức Gợi ý: - Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc một nhóm người với nhau vì hợp nhau vì tính tình, giống nhau về sở thích, có chung một quan niệm sống, lý tưởng, ước mơ… Có những tình bạn khác nhau: bạn cùng giới, bạn khác giới, bạn cùng học, bạn đồng nghiệp, bạn chiến đấu… - Tình bạn gắn kết con người với nhau và làm mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp - Trong quan hệ bạn bè mỗi người có thể tự bộc lộ, tự khám phá, tự kiểm tra và đánh giá bản thân mình bằng cách so sánh với những người bạn, đồng thời dựa vào sự đánh giá của bạn mà tự hiểu mình, tự giáo dục mình tiến bộ, tự hoàn thiện. - Bạn là người có thể san sẻ với chúng ta những buồn vui trong cuộc sống. - Người bạn chân chính là người khen ngợi ta khi ta làm đúng và nhẹ nhàng chỉ ra khuyết điểm khi ta làm sai, giúp đỡ ta ngày càng hoàn thiện hơn. - Cần nhanh chóng kết thúc tình bạn với những con người ích kỉ chỉ biết sử dung tình bạn như một công cụ để vụ lợi. => Tóm lại, tình bạn chân thành sẽ theo ta đến cuối cuộc đời và những người bạn chân chính thì luôn bên nhau cho dù có chuyện gì xảy ra . Hoạt động 4: Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Sưu tầm những câu thơ, câu nói, bài ca dao hay về tình bạn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức Gợi ý: - Nhà văn Amerson đã từng viết:” Một ngày cho công việc cực nhọc, một giờ cho thể thao, cả cuộc đời cho bạn bè vẫn còn quá ngắn ngủi”. - “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”. - La Rochfoucauld đã từng viết:” Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào cho bạn thấy được nó”. - Ra đi vừa gặp bạn hiền Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời - Ra về nhớ bạn khóc thầm Năm thân áo vải ướt đầm cả năm Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi 1: Quảng Lăng là địa danh nằm ở đâu? a. Thành Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. b. Nằm bên cạnh núi hoàng Hạc, bên sông Trường Giang, thuộc huyện Vũ Xương,tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. c. Huyện Quỳ Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. d. Hán Dương, Trung Quốc. Câu hỏi 2: Thời gian được nhắc đến trong bài thơ là lúc nào? a. Mùa xuân. b. Mùa hè . c. Mùa đông. d. Mùa thu. Câu hỏi 3: Tại sao nhà thơ lại chọn nơi tiễn đưa bạn mình là một chiếc lầu cao chứ không phải là bến sông? a. Ðể nhìn thật rõ hình ảnh của bạn. b. Ðể bạn không thấy cảnh nước mắt rơi trong buổi chia tay. c. Ðể nhìn thật lâu tới mức tối đa chiếc thuyền đưa bạn tới chân trời xa. d. Ðể nhìn thấy thật rõ nới mà bạn sẽ đến. Câu hỏi 4: Từ "Cô" trong câu thơ "Cô phàm viễn ảnh bích không tận"diễn tả điều gì? a. Chỉ có duy nhất một cảnh buồm trên dòng sông. b. Chỉ có duy nhất một con người đi trên sông. c. Chỉ sự lẻ loi, cô độc của người ra đi. d. Chỉ sự lẻ loi, cô độc của người ra đi cũng như người ở lại Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức TRẢ LỜI 1- a 2 - a 3- c 4- d Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà - Học thuộc lòng bài thơ