Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chiến thắng Mtao Mxây. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 3 – Tiết 7, 8: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (TRÍCH SỬ THI ĐĂM SĂN) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nhận biết: + Nêu được các thông tin về tác giả (Cuộc đời, sự nghiệp); + Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục) + Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. - Thông hiểu: Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. - Vận dụng thấp: Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua các văn bản sử thi. - Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản sử thi. 2. Kĩ năng : - Biết làm: bài đọc hiểu về sử thi - Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài sử thi. 3. Thái độ : - Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản - Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác giả, tác phẩm sử thi. - Hình thành nhân cách: Yêu thương con người; Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc; Yêu nước (yêu thiên nhiên, …); Sống tự chủ; Sống trách nhiệm. II. Trọng tâm: 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc. 2. Kĩ năng: - Về kĩ năng chuyên môn: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. -Về kĩ năng sống: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm… 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: Năng lực tự học, năng lực hợp tác… III. Chuẩn bị: GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học: Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Văn học dân gian Việt Nam có những đặc điểm cơ bản nào? Yêu cầu: Học sinh nêu và phân tích sơ lược các đặc điểm: tính truyền miệng, tính tập thể, sự gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động 1: Khởi động (5 phút): Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS xem trích đoạn video về sử thi Đăm-săn. Nêu nội dung của đoạn video ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ câu trả lời - GV: quan sát, hướng dẫn học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - HS trong lớp nhận xét, bổ sung. - GV lắng nghe, quan sát, hướng dẫn. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét, khái quát GV dẫn dắt vào bài mới:Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, sử thi Đăm săn thể hiện bức tranh về con người và thiên nhiên hùng vĩ, bức tranh về những biến cố dữ dội trong cuộc sống của đồng bào Ê đê, thể hiện khát vọng lớn lao của họ trong buổi đầu lịch sử. Bài học hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu sử thi này qua một đoạn trích tiêu biểu nhất – “Chiến thắng Mtao Mxây” - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục tiểu dẫn(15 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong Sgk và yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi sau: - Em hiểu thế nào là sử thi? Có mấy loại sử thi? Đó là những loại nào? - Sử thi Đăm săn thuộc thể loại sử thi anh hùng hay sử thi thần thoại ? - Em hãy tóm tắt nội dung sử thi Đăm săn. - Nêu vị trí của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và phân tích bố cục của đoạn trích này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận - GV: quan sát, hướng dẫn học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời lần lượt các câu hỏi. - HS trong lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung. - GV lắng nghe, quan sát, hướng dẫn. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm về câu trả lời của học sinh Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản (50 phút) GV chia học sinh thành 3 nhóm. Nhóm 1: Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh và so sánh tài năng, phẩm chất của hai tù trưởng. Nhóm 2: Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo dân làng đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ ra thái độ và tình cảm của cộng đồng E đê với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng. Nhóm 3: Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm săn và dân làng để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và tầm vóc người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS bầu nhóm trưởng, thư kí. - HS trong từng nhóm ghi lại câu trả lời của mình vào xung quanh bảng phụ, sau đó, nhóm thống nhất ý kiến và ghi vào chính giữa. - GV: quan sát, hướng dẫn học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS từng nhóm cử đại diện trả lời, treo bảng phụ của nhóm mình lên. - HS trong lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung. - GV lắng nghe, quan sát, hướng dẫn. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm về kết quả của từng nhóm và chuẩn hóa kiến thức. Thao tác 3: Tổng kết (5 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe câu hỏi, ghi lại câu trả lời của mình vào giấy nháp. - GV: quan sát, hướng dẫn học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời lần lượt các câu hỏi. - HS trong lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung. - GV lắng nghe, quan sát, hướng dẫn. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm về câu trả lời của học sinh. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời, được ông bày cho cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo em, vai trò của thần linh trong cuộc chiến đấu là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời, HS khác bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả vàchuẩn hóa kiến thức Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Là một nhà lãnh đạo trong tương lai, em cần học được từ Đăm Săn những phẩm chất nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời, HS khác bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Diễn lại một vài cảnh trong trích đoạn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời, HS khác bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả vàchuẩn hóa kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Khái quát về sử thi a. Khái niệm - Sử thi là thể loại tác phẩm tự sự cỡ lớn, có vần và nhịp, xuất hiện sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng, những sự kiện trọng đại có nghĩa với toàn dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. b. Phân loại - Có hai loại sử thi: sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. + Sử thi thần thoại: đi vào các đề tài chính của thần thoại như sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hóa. + Sử thi anh hùng: miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những sự kiện lớn có nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng. 2. Sử thi “Đăm săn” - Là bộ sử thi anh hùng của người Ê đê. - Tóm tắt (sgk). 3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” - Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm, kể chuyện Đăm săn đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ về. - Bố cục: 3 phần + Trận đánh giữa hai tù trưởng. + Cảnh Đăm săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng. + Cảnh Đăm săn ăn mừng chiến thắng II. Đọc hiểu văn bản 1. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng - Đăm săn khiêu chiến: thách đấu (ta thách nhà ngươi đọ dao với ta), đe dọa (ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà ngươi ta chẻ ra), sử dụng cách nói khinh miệt, coi thường Mtao Mxây (đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là). - Mtao Mxây đáp lại, bộc lộ rõ sự run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo). - Mtao Mxây đáp lại, bộc lộ rõ sự run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo). - Diễn biến cuộc chiến: * Hiệp 1: - Mtao Mxây múa khiên trước. Khiên hắn lạch xạch như quả mướp khô => bộc lộ rõ sự kém cỏi. - Đăm săn đứng xem Mtao Mxây múa khiên, không nhúc nhích => thái độ bình tĩnh, thản nhiên, bộc lộ rõ bản lĩnh của chàng. * Hiệp 2: - Đăm săn múa: một lần xốc tới chàng vượt đồi tranh; chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. - Mtao Mxây: bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. - Mtao Mxây đuối sức, cầu cứu Hơ Nhị cho miếng trầu nhưng Đăm săn đã đớp được miếng trầu, sức mạnh của chàng tăng lên gấp bội. * Hiệp 3: - Đăm săn múa khiên: chàng múa trên cao, gió như bão, chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chàng dùng cây giáo thần đâm vào Mtao Mxây nhưng không được => cầu xin sự trợ giúp của thần linh. * Hiệp 4: - Được sự trợ giúp của thần linh, Đăm săn đuổi theo và giết chết kẻ thù. => Cuộc giao chiến cho thấy bản lĩnh, tài năng của Đăm săn cũng như sự kém cỏi, huênh hoang của Mtao Mxây. Làm nên chiến thắng của Đăm săn, có sự trợ giúp của miếng trầu của Hơ nhị, sự ủng hộ của thần linh. Trên thực tế, sự trợ giúp, ủng hộ này chính là biểu tượng cho sự tiếp sức, ủng hộ của cộng đồng đối với người anh hùng của mình. 2. Cảnh Đăm săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng - Cảnh Đăm săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng được thể hiện rõ qua cuộc đối thoại giữa Đăm săn với dân làng (nô lệ) của Mtao Mxây khi chàng đến từng nhà kêu gọi mọi người đi theo mình. - Số lần đối đáp: 3 => trong tác phẩm tự sự dân gian, con số 3 tiêu biểu cho số nhiều, không tính xuể. - Ba lần đối đáp có sự khác nhau: + Lần 1: Đăm săn gõ vào 1 nhà. + Lần 2: Đăm săn gõ vào tất cả các nhà. + Lần 3: Đăm săn gõ vào mỗi nhà trong làng. => Cả ba lần, dân làng đều ủng hộ, đi theo Đăm săn => Mọi người ra về đông và vui như đi hội. - Ý nghĩa: + Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng. + Thể hiện sự yêu mến, tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng. 3. Cảnh Đăm săn ăn mừng chiến thắng - Phần cuối của đoạn trích chủ yếu hướng đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với những trường đoạn dài, những câu cảm thán, hô ngữ, những kiểu so sánh trùng điệp liệt kê sự vui sướng, tấp nập, giàu có => sự lựa chọn của nghệ nhân sử thi là có dụng ý: kể về chiến tranh mà lòng vẫn hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, sự đoàn kết và thống nhất, lớn mạnh của cộng đồng tộc người. => Sự lựa chọn ấy nói lên khát vọng lớn lao mà tộc người cùng thời đại gửi gắm vào những cuộc chiến tranh bộ tộc, vào người anh hùng sử thi. Trong cảnh ăn mừng chiến thắng, hình tượng Đăm săn trở thành hình tượng trung tâm miêu tả của bức tranh với sự lớn lao cả về hình thể, tầm vóc lẫn chiến công. III. Tổng kết 1. Nội dung: Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên của thị tộc, đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. 2. Nghệ thuật: Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh, phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi. Gợi ý: -> Thần linh và con người gần gũi mật thiết. Đó là dấu vết của tư duy thần thoại cổ sơ. -> Vai trò của con người và thần linh trong cuộc chiến đầu của Đămsăn: Trời góp ý, phút loé sáng của người anh hùng, vừa là sự thông minh, khéo léo của nhân dân chỉ vẽ cho chàng. Ông trời- sức mạnh của thần linh, vừa là trí tuệ của nhân dân. Trong cuộc chiến này có sức mạnh con người, thần linh, tâm hồn và trí tuệ người anh hùng. Tuy nhiên vai trò đó chỉ mang tính gợi ý chứ không quyết định Gợi ý: - Tinh thần trách nhiệm - Trọng danh dự - Biết tập hợp sức mạnh và tinh thần đoàn kết toàn dân - Dám đương đầu với khó khăn, thử thách - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. - Đọc lại đoạn trích, học thuộc các dẫn chứng tiêu biểu - Chuẩn bị bài văn bản –tiết 2 ôn lại kiến thức văn bản ở THCS