Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa (Bài 1, 4, 6). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 8 – Tiết 22: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA (BÀI 1,4,6) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết: Giúp HS hiểu tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa - Thông hiểu: Cảm nhận tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao. - Vận dụng thấp: Nhận biết được những câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa - Vận dụng cao: Vận dụng được các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa khi nói, viết. 2. Kĩ năng: - Biết làm: Nắm được phương pháp tìm hiểu ca dao - Thông thạo: Có kĩ năng đọc hiểu văn bản ca dao theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về ca dao c/ Hình thành nhân cách: -Yêu thương con người - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - Sống tự chủ - Sống trách nhiệm II. Trọng tâm: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu và cảm nhận tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao. 2. Kĩ năng: - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao theo đặc trưng thể loại. - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. 3. Thái độ: - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. - Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác. - Năng lực tự học. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực thẩm mĩ. III. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh ? Phân tích nghệ thuật gây cười qua hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày. Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi : Đọc thuộc một số câu ca dao mà em biết theo các chủ đề + Nhóm 1: Ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước + Nhóm 2: Ca dao nói về tình cảm gia đình + Nhóm 3: Ca dao hài hước châm biếm + Nhóm 4: Các câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em như”. - Trong vòng 10 phút nhóm nào đọc được nhiều bài ca dao hơn nhóm đó sẽ thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Trình bày bằng cách cử một bạn trong nhóm trả lời trực tiếp GV. Bước 4: Dự kiến sp của HS, GV chốt ý - Hs đọc đúng được các câu ca dao theo chủ đề yêu cầu của GV - GV nhấn mạnh để chuyển hoạt động: Ca dao là thể loại trữ tình của văn học dân gian VN. Đây là thể loại có giá trị thẩm mĩ cao, tạo được sức hấp dẫn lâu dài với bạn đọc. Hoạt động 2, 3, 4,5: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. - Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập. - Các bước thực hiện: Thao tác 1: Tìm hiểu khái quát về thể loại ca dao B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu hs chia 4 nhóm và hoàn thành 4 câu hỏi + Nhóm 1: Trình bày khái niệm ca dao? +Nhóm 2: Nêu nội dung cơ bản của ca dao ? + Nhóm 3: Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao ? + Nhóm 4: Theo em ca dao khác dân ca ở điểm nào ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Trình bày bằng cách cử một bạn trong nhóm trả lời trực tiếp GV. Bước 4: Dự kiến sp của HS, GV chốt ý Thao tác 2: Đọc hiểu văn bản Hình thức: cá nhân Kĩ thuật: đọc diễn cảm B1: GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, yêu cầu một HS đọc theo hướng dẫn. B2: HS thực hành đọc diễn cảm. B3: HS nhận xét việc đọc diễn cảm của bạn. B4: GV nhận xét, đánh giá. 2.1.Tìm hiểu bài ca dao số 1 - Hình thức: theo nhóm - Kĩ thuật: tổ chức nhóm B1: GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi. Thời gian: 5 phút. Nhóm 1: + Nhận xét về hình thức mở đầu của bài ca dao? + Xác định chủ thể của bài ca dao? Nhóm 2: + Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh so sánh trong bài ca dao? + Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao? Nhóm 3: Khái quát nội dung trữ tình của bài ca dao? B2: Các nhóm thảo luận, làm bài. B3: Đại diện 3 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, chốt ý. 2.2.Tìm hiểu bài ca dao số 4: - Hình thức: theo nhóm - Kĩ thuật: tổ chức nhóm B1: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi. Thời gian: 5 phút. Nhóm 1: Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “khăn” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa). Nhóm 2: Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “đèn” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa). Nhóm 3: Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “mắt” trong bài ca dao? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa). Nhóm 4: Phân tích hai câu cuối bài? Khái quát đặc điểm kết cấu, nội dung trữ tình của bài ca dao? B2: Các nhóm thảo luận, làm bài. B3: Đại diện 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, chốt ý. 2.3. Tìm hiểu bài ca dao số 6: - Hình thức: theo nhóm - Kĩ thuật: tổ chức nhóm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1 - 4: Trong bài ca dao số 6, em thấy có những hình ảnh nào đáng chú ý? Những hình ảnh đó có đặc điểm gì đáng chú ý? Nó biểu trưng cho điều gì? Nhóm 2: Em hiểu thế nào về cụm từ chỉ thời gian “ba vạn sáu ngàn ngày”? Nhóm 3: Qua bài ca dao, em hiểu gì về tình nghĩa vợ chồng của người dân lao động xưa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 3: Tổng kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa các văn bản ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả - Học sinh trả lời. - Học sinh khác nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét về kết quả - Giáo viên khái quát kiến thức I. Khái quát về ca dao 1. Khái niệm Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần nhằm diễn tả đời sống nội tâm của con người. 2. Những nét lớn về nội dung và nghệ thuật. a. Nội dung: - Ca dao là hình thức thổ lộ tâm tình của người bình dân xưa. - Nhìn khái quát thì tâm tình của người bình dân tập trung vào 2 vấn đề: + Than than + Phản kháng Trong xã hội xưa, đời sống vật chất thấp kém, lao động nông nghiệp lạc hậu, người dân phải vất vả cực nhọc mà vẫn làm không đủ ăn. Đồng thời họ lại là giai cấp bị áp bức bóc lột trong xã hội. Do đó ca dao thường nói tới nỗi vất vả, cực nhọc của con người. + Yêu thương tình nghĩa Một trong những phẩm chất cao đẹp của người bình dân xưa là: yêu thương, tình nghĩa, thủy chung. Ca dao VN có rất nhiều câu thể hiện vẻ đẹp ấy (tình cảm xóm làng, quê hương; tình cảm gia đình; tình yêu đôi lứa, lòng yêu thương đồng loại…) b. Nghệ thuật. * Thể thơ: Thường sáng tác theo 2 thể lục bát và song thất lục bát * Cách diễn ý, lập ý + Cách diễn ý: Ca dao thường thể hiện tình cảm tế nhị, kín đáo do đó thường diễn ý bằng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liên tưởng tưởng tượng… + Cách lấp ý: 3 cách (hình thức đối đáp, hình thức miêu tả, hình thức trùng điệp). *Ngôn ngữ: Giản dị, mộc mạc, đậm màu sắc địa phương nhưng cũng giàu sức gợi tả, gợi cảm. 3. Phân biệt ca dao – dân ca - Đây là 2 khái niệm thường được sử dụng song đôi vì có liên quan mật thiết tới nhau - Ca dao: là thể thơ dân gian - Dân ca: là khúc hát dân gian. Nó là sự kết hợp giữa lời thơ và điệu nhạc. III. Đọc hiểu văn bản HS đọc diễn cảm văn bản. HS nhận xét, đánh giá được việc đọc của bạn. 1. Bài ca dao số 1: Tiếng hát than thân - Hình thức mở đầu: Thân em như…gợi âm điệu xót xa, ngậm ngùi. → Chủ thể than thân: người phụ nữ. → Mô tip mở đầu phổ biến trong ca dao. - Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ: + Thân em – tấm lụa đào: ý thức về sắc đẹp, tuổi xuân, giá trị của người phụ nữ. + Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai: Số phận chông chênh, đầy may rủi, giống món hàng để mua bán → Lời than thân đầy chua xót của NVTT: người phụ nữ khi bước vào thời kì đẹp nhất, rực rỡ nhất thì lại phấp phỏng nỗi lo âu về thân phận. 2. Bài ca dao số 4: Tiếng hát yêu thương, tình nghĩa * Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái được gửi gắm qua 3 hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: - Khăn: Hình ảnh nhân hóa được nhắc đến 6 lần: + Vật kỉ niệm, vật trao duyên gợi nhớ người yêu. + Gắn bó với cô gái trong mọi hoàn cảnh. + Điệp từ “khăn”, điệp khúc “khăn thương nhớ ai”: nỗi nhớ triền miên, da diết. + Nỗi nhớ trải dài trong không gian: rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt. Các động từ: rơi, vắt, xuống, lên diễn tả được tâm trạng ngổn ngang, bồn chồn, khắc khoải của cô gái. - Đèn: Hình ảnh nhân hóa, được nhắc đến 2 lần. + Từ “khăn” đến “đèn”: Nỗi nhớ lan tỏa theo thời gian từ ngày sang đêm. + Đèn không tắt: Ẩn dụ: nỗi thương nhớ không nguôi trong lòng cô gái. - Mắt: Hình ảnh hoán dụ: cô gái, được nhắc đến 2 lần. + Nếu “khăn”, “đèn” là biểu tượng gián tiếp thì “mắt” là biểu tượng trực tiếp, là chính bản thân cô gái, cô tự hỏi chính mình. + Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên: nỗi nhớ, nỗi ưu tư, trăn trở nặng trĩu trong lòng. + Điệp khúc “thương nhớ ai” thể hiện nỗi mong nhớ khắc khoải, da diết. - “Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề” Niềm lo âu, trăn trở cho hạnh phúc lứa đôi: Sợ tình yêu hạnh phúc lứa đôi bị dang dở, bị ngăn cản. → Bài ca dao gồm 6 cặp câu. Ở 5 cặp câu đầu, mỗi câu chỉ có 4 tiếng, được kết cấu theo kiểu câu hỏi tu từ không có lời đáp. Cặp câu cuối là cặp câu lục bát, số tiếng trong câu tăng lên. Hình thức này diễn tả sự trào dâng cảm xúc của NVTT nhưng đáng chú ý là sự chuyển biến từ cảm xúc thương nhớ sang cảm xúc lo âu. Bài ca dao thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt của cô gái đầy yêu thương, tình nghĩa. 3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung - Hình ảnh: muối, gừng. + Muối ba năm còn mặn. + Gừng chín tháng còn cay. => Dù trải qua thời gian nhưng không hề mất đi giá trị. => Hình ảnh muối, gừng: biểu trưng cho hương vị của tình cảm giữa con người với con người, mà cụ thể là tình nghĩa vợ chồng. - Ba vạn sáu ngàn ngày: thời gian dài, tượng trưng cho một đời người. => Bài ca dao ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, bền vững. III. Tổng kết 1. Nội dung - Bức tranh tâm tình của người bình dân trong cuộc sống. - Nỗi niềm tâm sự thầm kín của những chàng trai cô gái, hay tình cảm vợ chồng thắm đượm ân tình. - Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung son sắt của con người, đồng thời nêu lên quan niệm tiến bộ về tình yêu, hạnh phúc (tự do yêu thương tìm hiểu nhau). 2. Nghệ thuật - Ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh gợi tả. - Bố cục rõ ràng, ngôn ngữ gần gũi với đời sống sinh hoạt của ngời bình dân. - So sánh, ẩn dụ, liên tưởng Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Câu hỏi 1: Bài ca dao(1)(2)trong bài "Ca dao than thân và Ca dao yêu thương tình nghĩa"là tiếng nói của ai? a. Mẹ nói với con gái. b. Người con trai nói với người con gái. c. Người con gái nói với người con trai. d. Em nói với anh. Câu hỏi 2: Bài cao dao (3) trong bài "Cao dao than thân và ca dao yêu thương tình nghĩa"nói về thân phận của ai? a. Người phụ nữ phải đi lấy chồng sớm. b. Người phụ nữ quá tuổi. c. Người đàn bà goá chồng. d. Người đàn bà không có con. Câu hỏi 3: Bài ca dao (1) (2) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. So sánh, hoán dụ. b. Ẩn dụ, hoán dụ. c. So sánh, ẩn dụ. d. Tất cả biện pháp trên đều đúng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: HS trình bày bằng cách cử một bạn trong nhóm trả lời trực tiếp GV. Bước 4: Dự kiến sp của HS, GV chốt ý TRẢ LỜI c. Người con gái nói với người con trai. a. Người phụ nữ phải đi lấy chồng sớm. c. So sánh, ẩn dụ. Hoạt động 4: Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi: “ Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “Ca dao là máu của Tổ quốc”,trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ... ( Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao- Nguyễn Đức Quyền) 1. Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp? 2. Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là gì? 3. Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: HS trình bày bằng cách cử một bạn trong nhóm trả lời trực tiếp GV. Bước 4: Dự kiến sp của HS, GV chốt ý 1. Câu chủ đề của văn bản: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch. 2. Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là bên cạnh sữa mẹ nuôi lớn phần xác thì ca dao cũng là nguồn sữa ngọt ngào nuôi lớn tinh thần của con người trong cả cuộc đời. Qua đó, câu nói ca ngợi vẻ đẹp của ca dao, của tình mẫu tử thiêng liêng. 3. Câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hiệu quả nghệ thuật : ca dao có sức lan toả, thấm vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Tác giả thể hiện lòng biết ơn ca dao và mẹ vì đã đem lại niềm đam mê ngây ngất trong tâm hồn mình. Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv: Chia lớp thành 4 nhóm Mỗi nhóm cử đại diện hát 1 bài hát ca dao - dân ca mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: HS trình bày bằng cách cử một bạn trong nhóm biểu diễn Bước 4: Dự kiến sp của HS, GV khái quát - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Bước 4: Hướng dẫn học và chuẩn bị bài