Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
BÀI 15. TIẾT: 17 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1) Kiến thức: Hs hiểu - Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. - Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân từ 1919- 1925. 2) Kĩ năng: - Rèn luyện cho Hs kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và tập đánh giá. 3) Tư tưởng: - Qua các sự kiện lịch sử cụ thể, bồi dưỡng cho Hs lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người. II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ, tranh ảnh liên quan 2. Học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1) Ổn định tổ chức và KTBC: Hs1:So với lần khai thác thuộc địa thứ nhất, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp có gì khác không? A. Có khác, vì Pháp bỏ vốn ra nhiều hơn. B. Không khác, vì Pháp vẫn hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng. C. Không khác, vì Pháp vẫn tăng cường thủ đoạn bóc lột vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế rất nặng. D. Hai câu B và C đúng. * Đáp án: D. ? Hs2: Cho biết các tầng lớp giai cấp và thái độ chính trị của từng giai cấp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 3) Nội dung dạy và học: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Để hiểu về cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.Nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân từ 1919- 1925. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. - Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân từ 1919- 1925. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * HĐ1: Mục tiêu: Hs nắm được những ảnh hưởng của cách mạng thế giới.. G: Dẫn dắt để Hs nắm được ảnh hưởng của thế giới đối với cách mạng Việt Nam. ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những sự kiện nào ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam? G: Chốt ý đúng. Hoạt động 2: * Mục tiêu: Hs nắm được phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản. G: Giải thích khái niệm “ Dân tộc dân chủ công khai”:Là phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919- 1045 đòi các quyền tự do dân chủ và các quyền lợi về kinh tế. ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào? ị G: Giao việc cho 2 nhóm: N1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản diễn ra như thế nào? Hình thức? Tại sao? Nhận xét? N2: Phong trào của tầng lớp Tiểu tư sản? Vì sao họ đấu tranh?Các hình thức đấu tranh? G: Hoàn thiện và kết luận G: Giới thiệu chân dung Phạm Hồng Thái và trình bày sự kiện “ Tiếng bom Sa Diện”; Giới thiệu về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. ? Qua các kiến thức trên em hãy cho biết mục tiêu đấu tranh, tác dụng. hạn chế của phong trào đấu tranh của giai cấp Tư sản và Tiểu tư sản? Hoạt động 3: * Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính của phong trào công nhân 1919- 1925. ? Phong trào công nhân diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? G: Năm 1920 công nhân Sài Gòn Chợ Lớn đã thành lập được công hội bí mật do cụ Tôn Đức Thắng lãnh đạo, kết hợp với giới thiệu chân dung Tôn Đức Thắng. G: Lược thuật phong trào, nhấn mạnh phong trào năm 1920 ở Sài Gòn và ở Ba Son ? Theo em, phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925 có điểm gì mới so với trước? và nêu ý nghĩa của phong trào? ? Hãy đánh giá chung về phong trào công nhân 1919- 1925 có bước phát triển gì mới G: Kết luận: Tuy còn đấu tranh lẻ tẻ, mang tính tự phát, nhưng ý thức giai cấp, chính trị ngày càng phát triển. Cả lớp (Dựa vào kiến thức cũ)- Hs khác nhận xét bổ sung. -> Sự thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, phong trào cách mạng thế giới lan rộng, quốc tế cộng sản thành lập( 3/ 1919), Đảng cộng sản Pháp ra đời 1920, Đảng cộng sản Trung Quốc 1921... Cả lớp( Làm việc với SGK) -> Phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú đặc biệt là ở đô thị HĐ2: Nhóm( Thảo luận)- Đai diện trình bày- Hs khác nhận xét bổ sung. ->Nguyên nhân giai cấp tư sản đấu tranh: Muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế-> Tư tưởng cải lương -> Tiểu tư sản đấu tranh chống cường quyền áp bức đòi các quyền tự do -> Cả lớp quan sát và nghe. Cả lớp ( Nhận xét đánh giá) -> Mục tiêu:Chống cường quyền, áp bức. đòi tự do dân chủ. -> Khuấy động lòng yêu nước chống cạnh tranh chèn ép của tư bản nước ngoài -> Mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ thực dân, phục vụ tầng lớp trên Cả lớp - H: Dựa vào SGK trình bày -> Phong trào Trung Quốc và Pháp phát triển mạnh- trong nước đã phát triển mạnh hơn Cả lớp theo dõi -> Đã có sự kết đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và quyền lợi chính trị. -> Đánh dấu bước phát triển mới của phong tràp công nhân Việt Nam, bước đầu phong trào đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng. -> Phong trào đã chuyển từ tự phát sang tự giác với nhiều hình thức. I) Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới. II) Phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919- 1925. 1)Phong trào của giai cấp Tư sản. - Nguyên nhân giai cấp tư sản đấu tranh: Muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế-> Tư tưởng cải lương -> Tiểu tư sản đấu tranh chống cường quyền áp bức đòi các quyền tự do 2) Phong trào đấu tranh của tầng lớp Tiểu tư sản. III)Phong trào công nhân 1919- 1925. 1) Hoàn cảnh: - Khách quan? - Chủ quan? 2) Diễn biến? - 8/ 1925? 3) ý nghĩa? - Phong trào đã chuyển từ tự phát sang tự giác với nhiều hình thức. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử 1) Củng cố:? Hs1: Cuộc bãi công Ba Son( 8/1925) có vị trí như thế nào trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Là cuộc bãi công diễn ra trên qui mô lớn nhất. B. Là cuộc bãi công mang lại nhiều thắng lợi nhất. C. Là cuộc bãi công đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam- giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. D. Cả câu A, B, C đều đúng. * Đáp án: C ? HS2: Nêu những phong trào dân tộc dân chủ tiêu biểu giai đoạn 1919- 1925. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Học bài theo câu hỏi SGK - Làm bài tập trong vở bài tập. - Lập bảng thống kê theo nội dung sau: