Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1945. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tiết 23: BÀI 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 -1935 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng1930-1931, với đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh - Bản chất của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh - chính quyền kiểu mới. Quá trình hồi phục lực lượng cách mạng (1931-1935) 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày phong trào cách mạng 3. Thái độ: Giáo dục lòng khâm phục tinh thần chiến đấu anh dũng của quần chúng công – nông và các chiến sĩ cách mạng 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp..... - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ, tranh ảnh liên quan 2. Học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra Hội nghị thành lập Đảng diễn ra như thế nao? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng? 3. Dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2p) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng trực tiếp tới CMVN. Qua bài học hôm nay các em sẽ nắm được nguyên nhân bùng nổ phong trào CM, diễn biến của phong trào, đặc biệt là Xô Viết Nghệ – Tĩnh. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng1930-1931, với đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh - Bản chất của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh - chính quyền kiểu mới. Quá trình hồi phục lực lượng cách mạng (1931-1935) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử G: Dẫn dắt hs nắm được tình hình Việt Nam giai đoạn 1929- 1933. ? Bằng kiến thức cũ đã học ở lớp 8 em hãy nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933? G: Nhận xét ? Cuộc khủng hoảng KTTG 1929-1933 đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội VN như thế nào.? Nhận xét về những tác động này. ? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của phong trào CMVN 1930-1931. G: Kết luận. Hoạt động2:Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh Mục tiêu: Hs nắm được phong trào CM 1930-1931. G: Lược thuật trên bản đồ. ? Mục tiêu của các cuộc đấu tranh này.? Nhận xét về các phong trào. G: Lược thuật trên lược đồ Xô- viết Nghệ – Tĩnh và kể chuyện về cuộc biểu tình ở hưng Nguyên. G: Giới thiệu tranh Xô- viết Nghệ- Tĩnh? Nhận xét về khí thế của cuộc khởi nghĩa qua bức tranh/ G: Đọc minh hoạ bài thơ “ Bài ca cách mạng” ? Ai là người quản lí công việc ở thôn, xã? Hình thức chính quyền ra sao? G: Giải thích khái niệm Xô- Viết Nghệ Tĩnh ? Nêu các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội của chính quyền Xô viết- Nghệ Tĩnh? Những việc làm này đem lại lợi ích cho ai? ? Qua phân tích em hãy cho biết dựa vào đâu để cho rằng Xô Viết- Nghệ Tĩnh thực sự là chính quyền kiểu mới G: Hướng dẫn Hs thảo luận và kết luận: Đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân. ? Thái độ của kẻ thù, nhận xét. G: Bổ sung. ? Mặc dù bị dàn áp phong trào CM 1930-1931, đặc biệt là Xô Viết-Nghệ Tĩnh có ý nghĩa như thế nào. G: Phong trào CM 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của đảng và quần chúng CM chuẩn bị cho CM T8 năm 1945. Hoạt động 3: Lực lượng cách mạng được phục hồi * Mục tiêu:Hs nắm được sự khôi phục lực lượng CM. G: Trình bày một số chính sách khủng bố của kẻ thù. ? Nhận xét về những chính sách này? và dẫn tới hậu quả gì. ? Các đảng viên cộng sản trong nhà tù của thực dân Pháp và ngoài nhà tù đã có thái độ như thế nào trước chính sách khủng bố tàn bạo của kẻ thù. Hs: Đọc mục chữ in nhỏ. ? Phong trào CM nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại như thế nào. ? Đảng đã kịp thời có những thay đổi gì trong lãnh đạo cách mạng nước ta có điều kiện trở lại sau một thời kì tạm lắng. G: Phong trào CM nước ta được phát triển lại từ năm 1935. HĐ: Cả lớp. - Một hs nêu lại vài nét cơ bản đã học ở lớp 8. - Học sinh dựa vào mục chữ in nhỏ trả lời. - Rất nghiêm trọng. H: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng KTTG 29-33 -> Mâu thuẫn xã hội sâu sắc. - Được ĐCS trực tiếp lãnh đạo-> Nhân dân ta vùng lên đấu tranh. - Cả lớp nghe. -> Đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập cúp phạt. - diễn ra sôi nổi rộng khắp. - Cả lớp nhận xét,nghe. - Các ban chấp hành nông hội ( nhân dân). - Hình thức chính quyền Xô Viết. - Dựa vào mục chữ in nhỏ. HĐ Nhóm:Thảo luận với thời gian 3 phút- đại diện các nhóm trình bày. HĐ: Cả lớp H: Khủng bố đàn áp rất thâm độc. H: Chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng CM to lớn của quần chúng. H: Nghe. HĐ: Cả lớp H: Thâm độc dã man->CM bị tổn thất. H: Vẫn nêu cao khí phách kiên cường bất khuất, kiên trì đấu tranh bảo vệ lập trường, quan điểm CM biến nhà tù thành trường học CM và vẫn tìm cách liên hệ với cơ sở đảng ở bên ngoài. H: Đọc to - Dựa vào sách giáo khoa trả lời. - Đảng có những hệ thống để khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và từng bước khôi phục lại phong trào. 3/1935 tiến hành đại hội đảng lần thứ nhất để củng cố tổ chức, chuẩn bị cho giai đoạn CM mới. I) VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI. 1) Kinh tế: - Khủng hoảng nghiêm trọng. 2) Xã hội: - tất cả mọi giai cấp đều điêu đứng, mâu thuẫn xã hội sâu sắc. II) PHONG TRÀO CM 1930-1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH. 1) Phong trào ở toàn quốc, - 2/1930 Phú Riềng. - 4/1930 Nam Định. - 1/5/1930 kỉ niệm ngày quốc tế lao động. 2) Phong trào ở Xô Viết - Nghệ Tĩnh. -> Chính quyền kiểu mới. 3) ý nghĩa. III) LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG ĐƯỢC PHỤC HỒI. 1) Sự khủng bố của kẻ thù. 2) Sự khôi phục các cơ sở đảng, phong trào. - 3/1935 : Đại hội lần thứ nhất ( Ma Cao – Trung Quốc). HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử 1.Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất về phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ giữa năm 1931? A. Phong trào bị dập tắt hẳn. B. Phong trào tạm lắng. C. Phong trào chuyển sang một giai đoạn mới. D. Cả A, B, C đều đúng. 2. Nối thời gian với sự kiện trong phong trào cách mạng 1930- 1931 và Xô- Viết Nghệ- Tĩnh sao cho đúng: Sự kiện Thời gian 1. Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. a. 1/5/1930. 2. Công nhân khu công nghiệp Vinh- Bến Thuỷ tổng bãi công. b. 2/1930. 3. Cuộc biểu tình khổng lồ tới 2 vạn người ở Hưng Nguyên. c. 3/ 1935. 4. Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao( Trung Quốc) d. 12/ 9/1930. ? HS2: Lên tường thuật lại diễn biến phong trào Xô- Viết Nghệ- Tĩnh trên lược đồ. G: Tổng kết lại toàn bài. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử 1.Tại sao nói chính quyền Xô viết là chính quyền kiểu mới? 2. trình bày về phong trào cách mạng 1930 -1931 trên LĐ HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Vẽ lược đồ và điền kí hiệu lá cờ đỏ búa liềm vào những nơi có phong trào đấu tranh. Bài mới: Chuẩn bị bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936- 1939: - Tình hình thế giới và trong nước giai đoạn 1936- 1939 có gì khác so với nhưng năm 1930- 1931. - Chủ trương của Đảng so sánh với giai đoạn 1930-1931 về: kẻ thù, nhiệm vụ, mặt trận, hình thức phương pháp đấu tranh. - Phong trào đấu tranh và ý nghĩa của phong trào.