Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tiết 14: BÀI 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: học sinh hiểu: Nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của loài người. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng ham mê nghiên cứu khoa học, ý thức đấu tranh bảo vệ môi trường 4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: - Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp..... - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ, tranh ảnh liên quan 2. Học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra Nêu những xu thế phát triển của thế giới ngày nay? 3. Dạy học bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2p) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của chí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những nhu cầu của sự công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: Nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của loài người. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Mục tiêu: Hs nắm được những thành tựu chủ yếu của CMKHKT. G: Nhắc lại nguồn gốc của CMKHKT. G: minh hoạ bằng một số tranh ảnh. ? Nhận xét về những thành tựu trên? Hãy so sánh với những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT lần1. Từ đó em có suy nghĩ gì? HĐ 2: * Mục tiêu: Hs nắm được ý nghĩa và tác động của cách mạng KHKT G: Dẫn dắt để Hs nắm được ý nghĩa và tác động của CMKHKT lần2. ? Theo em, những thành tựu của cách mạng KHKT lần2 có ý nghĩa như thế nào? G: Minh hoạ:Chỉ trong vòng 20 năm 1970-1990 sản xuất thế giới tăng 2 lần ngang với 2000 lần khối lượng vật chất sản xuất ra trong vòng 230 năm của thời đại công nghiệp( 1740- 1970). Gv chiếu phim về vụ Mĩ ném bom ngtử, ô nhiễm môi trường ? Nhận xét về những tác động này đối với đời sống con người? G: Tuy nhiên cuộc cách mạng KHKT lần hai cũng có những mặt tiêu cực.Theo em đó là những hậu quả gì? G: Liên hệ với một số sự kiện ở xã Thạch Sơn( Phú Thọ), Minh Đức( Thuỷ Nguyên)..... ? Theo em, để khắc phục những mặt tiêu cực trên chúng ta phải làm gì? Bản thân em có suy nghĩ và việc làm cụ thể như thế nào? G: Tổng kết. HĐ1: Nhóm( làm việc dựa vào sgk)- các nhóm viết trên giấy Rôki đại diện trình bày- các nhóm khác nhận xét bổ sung. HĐ2: Cả lớp trả lời câu hỏi. -> Thành tựu to lớn vĩ đại, hơn hẳn những thành tựu của cuộc cách mạng lần1 cả về số lượng, độ hiện đại, công dụng. HĐ1:Hoạt động cả lớp. -> Là mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá của văn minh nhân loại. - Thay đổi to lớn trong cuộc sống con người; thực hiện những bước nhẩy vọt chưa từng thấy.... -> Có ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người. -> Ô nhiễm môi trường, bệnh hiểm nghèo, vũ khí huỷ diệt hàng loạt.... H: Tự bộc lộ. I) Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật. -KH cơ bản -Năng lượng mới. -sáng chế nguồn vật liệu mới -Công cụ sản xuất mới. - Nông nghiệp - Chinh phục vũ trụ II) ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học, kĩ thuật. 1) ý nghĩa( SGK) 2) Hạn chế? HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử G: Treo bảng phụ ghi bài tập:? Hãy viết tiếp những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực sau:( Một em lên bảng làm) Lĩnh vực Thành tựu nổi bật Lĩnh vực Thành tựu nổi bật -KH cơ bản -Năng lượng mới. -sáng chế nguồn vật liệu mới ............. ................................... ................................... ................................. -Công cụ sản xuất mới. - Nông nghiệp - Chinh phục vũ trụ..... ....................................... ...................................... ...................................... ? Hs2:? Hãy nêu ý nghĩa và những hạn chế của việc áp dụng KHKT vào sản xuất? H: Cả lớp nhận xét bài trên bảng. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Nêu những tiến bộ về KHKT và những hạn chế của việc áp dụng KHKT vào sản xuất Theo em trong thời đại KHKT phát triển như ngày nay, Việt Nam chúng ta cần làm gi? HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Sưu tầm tư liệu tranh ảnh mới nhất về thành tựu KHKT hiện nay. 4. Hướng dẫn về nhà - Bài mới: Chuẩn bị tiết ôn tập lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. - GV: Giao các nhóm chuẩn bị: Nhóm 1:Hệ thống các nước XHCN. Nhóm 2: Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á, Phi, Mĩ la tinh. Nhóm 3: Sự phát triển của các nước tư bản chủ yếu. Nhóm 4: Quan hệ quốc tế Nhóm 5: Sự phát triển của KHKT