Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các nước Tây Âu. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tiết 12: BÀI 10. CÁC NƯỚC TÂY ÂU I. MỤC TIÊU bài dạy: 1. Kiến thức: học sinh hiểu: - Những nét khái quát của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) - Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết khu vực. Mối quan hệ Việt Nam và EU. Bồi dưỡng tinh thần học tập, sáng tạo và hội nhập quốc tế. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp..... - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... Tích hợp: - Môn Địa lí: + Sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí các nước thuộc Tây Âu. + Giới thiệu chung về đất nước và con người của các nước: ĐKTN, vị trí địa lí - Liên hệ thực tế: Vấn đề thời sự liên quan đến chính sách đối ngoại của Tây Âu và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chính sách đối ngoại hiện nay. II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ, tranh ảnh liên quan 2. Học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Thành tựu phát triển kinh tế của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2? Nguyên nhân phát triển? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV: Sử dụng PP trực quan và kĩ thuật tia chớp, cho HS quan sát tranh (Quốc kì của Liên Minh Châu Âu EU, Đồng EURO) và trả lời nội dung bức tranh. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tình hình các nước Tây âu đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc, một trong những thay đổi đó là sự liên kết các nước Châu Âu, đây là liên minh lớn nhất, chặt chẽ nhất và có sự thành công lớn về kinh tế và chính trị trên thế giới. Hôm nay các em học bài các nước Tây Âu. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Những nét khái quát của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) - Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt G: Treo bản đồ Châu Âu- giới thiệu và giải thích tại sao gọi là các nước Tây Âu. ? Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình các nước Tây Âu như thế nào? ? Đọc mục chữ in nhỏ và nhận xét về tình hình các nước Tây Âu? G: Giới thiệu “ Kế hoạch phục hưng Châu Âu” ? Sau khi được Mĩ viện trợ quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ như thế nào? ?Nhận xét về những điều khoản do Mĩ đặt ra? ? Sau chiến tranh thế giới, Tây Âu thực hiện chính sách đối nội như thế nào? ? Chính sách đối ngoại cảTây Âu? Lấy ví dụ để chứng minh. ? Nhận xét về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại. G: Giới thiệu tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới hai ? Tình hình kinh tế nước Đức hiện nay ra sao? ? Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? H: Cả lớp quan sát- nghe. H: Bị phát xít chiếm đóng và tàn phá nặng nề. Một em đọc to- Khó khăn nghiêm trọng. H: Tiếp thu H: Các nước Tây Âu đều lệ thuộc vào Mĩ, tuân theo những điều kiện mà Mĩ đặt ra. H: Mang tính chất áp đặt buộc các nước Tây Âu phải lệ thuộc vào Mĩ. H: Thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ những cải cách, ngăn cản phong trào. H: Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược để củng cố lại địa vị thống trị. H: Tiêu cực phản động, đi ngược lại mong muốn của nhân dân. H: Cả lớp nghe. H: Tiềm lực lớn, đứng thứ 3 thế giới sau Mĩ, Tây Âu. H: Một em khái quát lại. I) Tình hình chung 1) Tình hình. - bị phát xít chiếm đóng, tàn phá nặng nề. 2) Công cuộc khôi phục kinh tế. - 1948: “ Kế hoạch phục hưng Châu Âu”( Kế hoạch Mác san) 3) Chính sách đối nội, đối ngoại: a) Đối nội: b) Đối ngoại: - Xâm lược. * Trong thời kì chiến tranh lạnh: Tham gia khối Natô. 4) Đức: - 3/10/1990: Đức thóng nhất-> đứng thứ ba thế giới về kinh tế. G: Sau CTTG2 đặc biệt từ năm 1950 trở đi xu hướng liên kết khu vực phát triển. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực Tây Âu G: Giới thiệu quá trình liên kết khu vực. ? Mục đích của EEC? ? Nội dung chính của hội nghị Muaxtorich. G: Giới thiệu liên minh Châu Âu bằng cách chỉ trên bản đồ Châu Âu và liên hệ tình hình hiện nay của EU. ? Xác định trên bản đồ 6 nước đầu tiên của EU? H: Dựa vào SGK trình bày. H: Cả lớp nghe. H: Dựa vào mục chữ in nhỏ trình bày. H: Cả lớp quan sát. Một em lên bảng xác định. II) Sự liên kết khu vực. 1) Nguyên nhân 2) Quá trình kiên kết. - 4/1951: “ Cộng đồng than thép Châu Âu” - 3/1957: Cộng đồng năng lượng Châu Âu. - Cộng đồng kinh tế Châu Âu( EEC) - 7/1967: Cộng đồng Châu ÂU( EC) - 12/ 1991: Hội nghị Muaxtơrich. -> Liên minh Châu Âu( EU) HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Câu 1: Nét nổi bật của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2: Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là: A. Sự thành lập "Cộng đồng kinh tế châu Âu" B. Sự thành lập "Cộng đồng than, thép châu Âu" C. Sự thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" D. Sự thành lập "Cộng đồng châu Âu" Câu 3: Trình bày mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh Châu Âu (EU) mà em biết? HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Câu 1: Để phát huy tốt mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh Châu Âu (EU), nếu em là một doanh nhân Việt Nam em cần phải làm gì? Câu 2: Hãy nêu tên các nguyên thủ của các nước Tây Âu đã đén thăm Việt Nam? HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử 1. Tìm đọc một số trang web sau: - https://vi.wikipedia.org/wiki/Tây_Âu - https://voer.edu.vn/m/tay-au/0f078ec0 2. Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về sự hợp tác trong quan hệ phát triển đất nước giữa Việt Nam và các nước Tây Âu trong giai đoạn hiện nay. - Hoàn thành các bài tập: 2. Lập bảng niên biểu về các mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở Tây Âu. - Học bài cũ. - Đọc Bài 11. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thức hai.