Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các nước châu Phi. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tiết 7: BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp h/s hiểu: - Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai - Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ, so sánh đối chiếu, khai thác tranh ảnh lịch sử. 3. Thái độ: Giáo dục h/s tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ ủng hộ nhân dân châu Phi 4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: - Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp..... - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ, tranh ảnh liên quan 2. Học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra 15 phút: * Đề bài: Lập bảng thống kê tên nước thời gian gia nhập A SEAN theo thứ tự : Tên nước, ngày gia nhập A SEAN, thủ đô, đồng tiền sử dụng. *Đáp án : Tên nước Ngày gia nhập Thủ đô Sử dụng tiền Thái Lan 8-8-1967 Băng Cốc Bạt XinGaPo 8-8-1967 XinGaPo Đôla InĐôNêXiA 8-8-1967 GiaCatTa Rupi PhiLipPin 8-8-1967 ManNiLa Pê xô MaLai Xia 8-8-1967 CuaLaLămPơ Ringgít BRuNây 8-1-1984 BanĐa xê ri Bêxaoan ĐôlaBrunây Việt Nam 27-8-1995 Hà Nội Đồng Lào 23-7-1997 Viênchăn Kíp MianMa 23-7-1997 Naypyidaw Kyat CamPuChia 30- 4-1999 PhNômPênh Riên 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Cùng với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á phong trào cách mạng ở Châu Phi cũng phát triển rất mạnh, hầu hết đã giành được độc lập.Nhưng trên con đường phát triển khu vực này còn gặp nhiều khó khăn. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai - Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt G: Treo bản đồ Châu Phi và giới thiệu. ? Nêu những đặc điểm nổi bậtvề điều kiện tự nhiên của châu Phivà nhận xét? ? Dựa vào SGK và những kiến thức đã học ở bài 3 hãy nêu những nét nổi bật nhất về phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? G: giới thiệu một số sự kiện tiêu biểu kết hợp với chỉ trên bản đồ ? Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này? ? Sau khi giành được độc lập các nước Châu Phi đã thu được những thành tựu gì? G: Tuy nhiên hiện nay các nước châu Phi đang còn gặp nhiều khó khăn.? Theo em đó là những khó khăn gì? ? Đọc mục chữ in nhỏ G: Minh hoạ thêm và kết luận: Cuộc đấu tranh để xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu ở Châu Phicòn lâu dài và gian khổ hơn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. H: Cả lớp quan sát và trả lời theo ý kiến riêng. H: Phong trào diễn ra sôi nổi. H: Nghe và quan sát. H: Diễn ra sôi nổi liên tục, dật được kết quả cao. H: Dựa vào SGK trình bày. H: Đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật( 32/57 quốc gia nghèo nhất thế giới); xung đột vũ trang. Một em đọc to. Cả lớp nghe. I) Tình hình chung. 1) Đặc điểm tự nhiên. 2) Phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - 7/1952: Binh biến ở Ai Cập. - 1954- 1962: An giê ri. - 1960: 17 nước giành được độc lập. 3) Công cuộc xây dựng đất nước,phát triển kinh tế xã hội. a) Thành tựu? b) Khó khăn? 4) Những năm gần đây: Liên minh Châu Phi( AU) G: Giới thiệu vị trí trên bản đồ. ? Em hiểu gì về cộng hoà Nam Phi? G: Đầu thế kỉ XIX Anh chiếm Nam Phi,1910Liên bang Nam Phi được thành lập; 1961:Tuyên bố là nước Cộng hoà Nam Phi. G: Vấn đề gay gắt ở đây là chế độ Apacthai- Giải thích chế độ Apacthai ? Quá trình đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi diễn ra như thế nào?Nhận xét? G: Giới thiệu H13. ? Nen-xơn-man-đê-la có vai trò như thế nào trong quá trình đấu tranh chống chế độ Apacthai ? Ông Nen-xơn-man-đê- lađược bầu làm tổng thống, sự kiện này có ý nghĩa như thế nào? ? Hiện nay cộng hoà Nam Phi phát triển như thế nào? H: Quan sát và trả lời theo ý hiểu. H: Dựa vào SGK trình bày. - Lâu dài,găy gắt, gian khổ, thể hiện sự kiên cường. H: Cả lớp quan sát. H: Góp phần quyết định thắng lợi trong việc xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. H: Chứng tỏ chế độ phân biệt chủng tộcđã bị xoá bỏ sau hơn 3 thế kỉ tồn tại. H: Đưa ra nhiều chiến lược kinh tế vĩ mô-> triển vọng mớiđang mở ra ở cộng hoà Nam Phi. II) Cộng hoà Nam Phi. 1) Điều kiện tự nhiên. 2) Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. - Lâu dài,găy gắt, gian khổ, thể hiện sự kiên cường. 3) Kết quả? - chế độ phân biệt chủng tộcđã bị xoá bỏ HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi sau 1945? Nen-xơn Man-đê-la có vai trò ntn trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi? HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử ? Em hãy trình bày ngắn gọn về tình hình Châu Phi qua các thời kì? H: Trình bày miệng. G: Cho hs làm bài2, 5(T23) H: Nhận xét chữa bài. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học + Học bài cũ theo câu hỏi SGK + Đọc, soạn Bài 7. Các nước Mĩ La-tinh + Tìm hiểu về Phi-đen cax-tơ-rô và mối quan hệ hữu nghị việt nam – Cu Ba