Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn..........................................Ngày dạy............................................ TIẾT 14 BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX I Mục têu bài học: 1. Kiến thức: : + Sau thắng lợi của cách mạng tư sản, giai cấp tư sản đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế-xã hội. CNTB chỉ có thể thắng thế hoàn toàn chế độ phong kiến ,khi nó thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn của lực lượng SX làm tăng năng suất lao động, đặc biệt là ứng dụng thành tựu KH-KT. + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với sự xâm nhập của kĩ thuật tiên tiên tiến và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển. + Liệt kê những thành tựu tiêu biểu của kĩ thuật- khoa học, văn học-nghệ thuật. 2 Tư tưởng: So với chế độ phong kiến ,chủ nghĩa tư bản với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật là một bước tiến lớn, có những đóng góp tích cực vào phát triển của lịch sử xã hội. Nó đưa xã hội sang kỉ nguyên của nền văn minh khoa học công nghiệp. - Nhận thức rõ yếu tố năng động, tích cực của khoa học -kĩ thuật đối với sự tiến bộ của xã hội .CNXH chỉ có thể thắng CNTB khi nó ứng dụng nền sản xuất lớn, hiện đại. Trên cơ sở đó, xây dựng niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá . 3. Kĩ năng: - Phân biệt khái niệm "cách mạng tư sản","cách mạng công nghiệp". Bước đầu phân tích được vai trò của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh sự kiện lịch sử đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV Lớp 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Trang ảnh phản ánh về những thành tựu khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XVIII-XIX. - Chân dung các nhà bác học, các nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ của thời kì nầy. - Các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Quan sát hình 37,38,39,40 trong SGK - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Trình bày ngắn gọn nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng Nga 1905-1907 : - Về mâu thuẫn xã hội : …………………………………………………….. - Kết quả của cuộc chiến tranh Nga – Nhật ( 1904-1905)………………… -Tình hình chín muồi cho cuộc C/ mạng :………………………………….. * Hãy nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907 ? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Mác và Ăng ghen đã nhận định "Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động" và “Thế kỉ XVIII-XIX là thế kỉ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên cũng như về lĩnh vực xã hội, là thế kỉ phát triễn rực rỡ của những trào lưu văn học nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian". Vì sao Mác –Ăng- ghen lại nói thế? Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu điều đó. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: + Sau thắng lợi của cách mạng tư sản, giai cấp tư sản đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế-xã hội. CNTB chỉ có thể thắng thế hoàn toàn chế độ phong kiến ,khi nó thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn của lực lượng SX làm tăng năng suất lao động, đặc biệt là ứng dụng thành tựu KH-KT. + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với sự xâm nhập của kĩ thuật tiên tiên tiến và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt - Yêu cầu nhận xét khái quát về hoàn cảnh lịch sử cụ thẻ của thế kỷ 18 – 19 . • Thảo luận nhóm : 1. Yêu cầu của cách mạng công nghiệp là gì ? 2. Vì sao giai cấp t¬ư sản phải đẩy mạnh tiến hành cuộc cách mạng này ? ?: Nêu thành tựu chủ yếu về kỹ thuật ở thế kỷ18 ? ?: Trong lĩnh vực nông nghiệp, quân sự đã đạt được những thành tựu ntn ? Kết luận : Máy móc ra đời chính là cơ sỏ kỹ thuật vật chất cho sự chuyển biến mạnh mẽ nền sản xuất từ công tr¬ờng thủ công lên CN cơ khí -> chuyển văn minh nhân loại từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp . ?: Nêu tác dụng , ý nghĩa của nó đối với XH ? GV: Các phát minh KH đ¬ược ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống -> chuyển biến to lớn về đời sống kinh tế , xã hội . ?: Nêu những học thuyết khoa học xã hội tiêu biểu ? ?: Những học thuyết KHXH có tác dụng như¬ thế nào đối với sự phát triển của xã hội ? ?: Yêu cầu HS tóm tắt các thành tựu văn học thế kỷ XVIII- XIX . GV bổ sung : Giới thiệu kỹ về con ng¬ười và sự nghiệp của Vich-to-Huy-gô và Lép-tôn-xtôi… ?: Nội dung t¬ư tưởng chủ yếu của trào lư¬u VH là gì ? GV: Yêu cầu HS nêu thành tựu nổi bật về nghệ thuật : Âm nhạc, hội hoạ ? Giới thiệu kỹ về Mô- da, các danh hoạ Đa-vít và Gôi-a . ( dựa vào SGK nêu) . +Đẩy mạnh sự phát triển của nền sản xuất(từ sản xuất nhỏ -> sản xuất lớn ). + Sản xuất TBCN quyết định sự tồn tại của giai cấp t¬ư sản -> “Giai cấp TS không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động “ - Dựa vào đoạn chữ nhỏ trong SGK. - Khẳng định những thành tựu to lớn về KT . - Nêu những thành tựu nổi bật về giao thông, liên lạc. - dựa vào SGK trả lời - Kể tên các nhà bác học và các phát minh trong SGK. -Trình bày các thành tựu KH tiêu biểu của các nhà bác học ( đã chuẩn bị ở nhà ). - Dựa vào SGK nêu ý nghĩa tác dụng . - CN duy vật biện chứng ( Hê-ghen,Phơ-bách ) +Học thuyết CNXH không t¬ưởng( Xanh-xi-mông.. +Học thuyết chính trị k/ tế học (Ri-các-đô…) + Học thuyết về CNXHKH của Mác và Ăng-ghen - Dựa vào đoạn chữ in nhỏ tóm tắt . - Theo SGK - HS : Trình bày một tác phẩm văn học xuất sắc Pháp hoặc Nga. ( đã chuẩn bị sẵn ở nhà ) I . Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật : - Kỹ thuật luyện kim, sản xuất gang, sát thép … - Động cơ hơi nư¬ớc được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất . - Thành tựu đạt được đã góp phần làm chuyển biến nền sản xuất từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí . II. Những tiến bộ về KH tự nhiên và khoa học xã hội : 1/ Khoa học tự nhiên : - Đã đạt đ¬ược những thành tựu tiến bộ vượt bậc . - Các phát minh KH có tác dụng to lớn thúc đẩy xã hội phát triển . 2/ Khoa học xã hội : - Nhiều học thuyết khoa học xã hội ra đời. - Thúc đẩy xã hội phát triển, đấu tranh chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tiến bộ . 3/ Sự phát triển của văn học và nghệ thuật . - Nhiều trào l¬ưu văn học xuất hiện : lãng mạn, trào phúng… - Dùng tác phẩm văn học đấu tranh chống chế độ PK, giải phóng nhân dân bị áp bức . - Âm nhạc, hội hoạ đạt nhiều thành tựu . - Tiêu biểu : Mô-da , Sô-panh,Đa-vít,Gôi-a… HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (dạng câu hỏi) - GV giao nhiệm vụ cho HS. h. Nêu vai trò, vị trí của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển của xã hội? - Khoa học tự nhiên , khoa học xã hội . - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Cho biết những thành tựu về kĩ thuật, KHTN, KHXH trong các thế kỉ XVIII-XIX có tác dụng như thế nào?. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Nâng cao đời sống vật chất và thắp sáng đời sống tinh thần cho mọi người. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. - Học thuộc bài và chuẩn bị trước bài " Ấn Độ-Thế kỉ XVIII- Đầu thế kỉ XX" - Sự xâm lược và thống trị của Anh đối với Ấn Độ như thế nào ? - Phong trào của nhân dân Ấn nổ ra như thế nào ?