Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn..........................................Ngày dạy............................................ CHƯƠNG III CHÂU Á GIỮA THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX TIẾT 15 BÀI 9 ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX I Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Học sinh trình bày được: - Lí giải được sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước nầy ngày càng phát triển mạnh mẽ. - Chứng minh sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ và điển hình là khởi nghĩa Xi-pay, khởi nghĩa Bom bay và hoạt động của Đảng Quốc Đại, của giai cấp tư sản Ấn Độ. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị, tàn bạo của Anh đối với nhân dân Ấn Độ. - Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. 3. Kỹ năng: - Bước đầu phân biệt được các khái niệm "cấp tiến" và "ôn hoà" đánh giá được vai trò của giai cấp TS Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Biết đọc và sử dụng bản đồ Ấn Độ để trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh sự kiện lịch sử đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV Lớp 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Bản đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Bảng niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Những thành tựu về kỹ thuật đã có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển xã hội? Theo em ý kiến nào đúng và đủ nhất trong các nhận xét sau : 1. Tạo nên những công cụ sản xuất mới 2. Do năng xuất lao động tăng, nên đã tạo ra nhiều của cải ,vật chất cho XH. 3. Đã đưa nhân loại từ nền sản xuất nông nghiệp,TCN sang kỷ mguyên mới của nền văn minh công nghiệp .( Đ ) * Sự phát triển của văn học nghệ thuật trong các thế kỷ XVIII – XIX được biểu hiện qua những thành tựu nổi bật nào ? - Về tư tưởng : ……………………………………………………………… - Về văn học : ……………………………………………………………… - Về âm nhạc : ……………………………………………………………… - Về hội hoạ : ………………………………………………………………. 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Gv cho HS xem tranh và nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời Đây là hình ảnh em bé thuộc đất nước nào?( Ấn Độ) Em biết gì về ĐN Ấn Độ ngày nay? Hs trả lời theo hiểu biết của mình. Em có biết cũng như Việt Nam và các nước châu Á khác , Đn Ấn Độ vào các thế kỉ XVIII- XIX cũng chịu sự xâm lược và thống trị của các ĐQ phương Tây ( Anh) . Nhân dân Ấn Độ đã anh dũng đấu tranh để giành lại độc lâp. Vậy nhân dân Ấn Độ đã bị thực dân Anh xâm lược và họ đã đấu tranh giành độc lập ntn bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều đó HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Lí giải được sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước nầy ngày càng phát triển mạnh mẽ. - Chứng minh sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ và điển hình là khởi nghĩa Xi-pay, khởi nghĩa Bom bay và hoạt động của Đảng Quốc Đại, của giai cấp tư sản Ấn Độ. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV: Sử dụng bản đồ Ân Độ để giới thiệu sơ lược vài nét về điều kiện tự nhiên và lịch sử ấn Độ: là một xứ sở giàu có kích thích các thương nhân châu Âu và CNTB phương Tây xâm lược . ?: Những sự kiện nào chứng tỏ TD Anh đã xâm lược ấn Độ ? GV: Khẳng định : + Chính sách thống trị tàn bạo của TD Anh + ND bị bần cùng hoá, mất ruộng , thủ công suy sụp, nền văn hoá bị huỷ hoại Nhân dân ấn Độ >< sâu sắc với TD Anh . * THẢO LUẬN NHÓM : - ?: Chính sách thống trị của TD Anh có giống với Chính sách thống trị của TD Pháp ở VN ? - Kết luận : Sự xâm lược và thống trị tàn bạo của TD Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ân Độ, >< dân tộc gay gắt -> Cuộc đấu tranh của n/dân Ân Độ bùng nổ là tất yếu . ?: Tóm tắt các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở Ân Độ cuối TK19 - TK 20? GV: Bổ sung, khẳng định ý nghĩa các phong trào ?: Vì sao các phong trào đều thất bại ? ?: Sự phân hoá của Đảng Quốc đại chứng tỏ điều gì ?: Các phong trào có ý nghĩa tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ ? - TK 16 – Anh bắt đầu xâm chiếm ấn Độ . - TK 17 Anh gây chiến với Pháp -> hoàn thành cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ân Độ. - HS theo dõi bảng thống kê, nhận xét về chính sách thống trị và hậu quả của nó đối với ấn Độ . - Chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề : + Chính trị : chia để trị, chia rẽ tôn giáo ,dân tộc + Kinh tế : bóc lột, kìm hãm nền kinh tế ấn Độ . - Tóm tắt 3 phong trào tiêu biểu : + Khởi nghĩa X i-pay ; + Sự ra đời và lãnh đạo cuộc đấu tranh của Đảng Quốc đại ; + Khởi nghĩa Bom –bay - Nguyên nhân thất bại: + Sự đàn áp chia rẽ của TD Anh + Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất, liên kết, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn - Tính chất hai mặt của g/c TS : +Vì quyền lợi của g/c -> đấu tranh chống TD Anh . +Sẵn sàng thoả hiệp khi được nhường bộ quyền lợi - Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ phát triển mạnh mẽ, góp phần vào phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á I . Sự xâm lược và chính sách thống trị của TD Anh : - TK XVI TD Anh bắt đầu xâm lược ấn Độ ->1829 hoàn thành xâm lược và áp đặt chính sách cai trị ở Ân Độ - Chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề : + Chính trị : chia để trị, chia rẽ tôn giáo ,dân tộc . + Kinh tế : bóc lột, kìm hãm nền kinh tế Ân Độ . II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của n/dân ấn Độ - Các phong trào diễn ra sôi nổiliên tục mạnh mẽ với nhiều g/c, tầng lớp tham gia * Nguyên nhân thất bại: + Sự đàn áp chia rẽ của TD Anh + Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất , liên kết, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn * Ý nghĩa : cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ân Độ phát triển mạnh mẽ . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (dạng câu hỏi) - GV giao nhiệm vụ cho HS. h. Nhắc lại những hậu quả thống trị của Anh ở Ấn Độ? h. Lập bảng niên biểu về phong trào chống Anh ở Ấn Độ giửa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Rộng khắp liên tiếp diễn ra thể hiện ở mọi hình thức, đặt cơ sở cho thắng lợi sau này. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. Học bài và về xem trước bài 10 “Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” - Trung Quốc bị các nước chia xẻ như thế nào? - Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra thế nào? Cách mạng Tân Hợi đã làm được những việc gì?