Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
TIẾT 8 BÀI 4. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC (TT) I/ Mục tiêu: : 1. Kiến thức: - Trình bày được phong trào công nhân trong những năm 1830-1840. - Đánh giá vai trò của chủ nghĩa Mác và Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế 1848-1870. - Hiểu nội dung tiêu biểu của Tuyên ngôn Đảng cộng sản. - Liệt kê được các cuộc đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế sau khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. 2. Tư tưởng: - Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học. Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân. 3. Kĩ năng: - Biết phân tích nhận định về quá trình phát triển của phong traò công nhân vào TK XIX. Bước đầu làm quen với các văn kiện lịch sử. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 25, 26, 27,28 trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh sự kiện lịch sử đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV Lớp 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh của các phong trào đấu tranh ở các nước trong những năm 1830-1940. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. Câu hỏi: CNTB phát triển, phong trào công nhân càng lớn mạnh trên thế giới nhưng kết quả như thế nào? Vì sao? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840 phát triển, công nhân lớn mạnh nhưng cuối cùng bị thất bại Muốn biết vì sao thất bại ta vào học phần 2.I. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Đánh giá vai trò của chủ nghĩa Mác và Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế 1848-1870. - Hiểu nội dung tiêu biểu của Tuyên ngôn Đảng cộng sản. - Liệt kê được các cuộc đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế sau khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Dẫn dắt : Sự phát triển của LSử XH loài người đã chứng minh qui luâtj có áp bức thì có đấu tranh. Vì sao ngay từ khi mới ra đời giai cấp CN đã đấu tranh chống CNTB ? - Sử dụng H.24 miêu tả cuộc sống của CN Anh : Làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt. Nơi sx nóng bức về mùa hè, lạnh giá về mùa đông, môi trường bị ô nhiễm nặng, sức khoẻ CN giảm sút nhanh chóng, mắc nhiều bệnh hiểm nghèo-> Tuổi thọ thấp, không quá 40 tuổi - Yêu cầu HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK và cho biết vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em ? ?: Qua bức tranh H.24 hãy cho biết suy nghĩ của mình về quyền trẻ em hôm nay ? ?: Họ đáu tranh bằng hình thức nào ? Vì sao họ sử dụng hình thức đấu tranh đó ? Chứng tỏ nhận thứccủa CN như thế nào ? ?: Muốn đáu tranh chống lại TB thắng lợi công nhân phải làm gì ? - Dựa vào SGK trả lời - HS đọc -> Tiền lương trả thấp, lao động nhiều giờ, chưa có ý thức đấu tranh... - Trẻ em hôm nay được chăm sóc, bảo vệ, được học hành vui chơi, được gia đình XH quan tâm.... - Đập phá máy móc, đốt công xưởng - Nhận thức còn hạn chế nhầm tưởng máy móc, công xưởng là kẻ thù làm cho họ phải khổ. -> Dựa vào SGK trả lời : Phải đoàn kết 1.Phong trào phá máy và bãi công: - Đấu tranh quyết liệt chống lại TS - Đập phá máy móc, đốt công xưởng -> Phải thành lập tổ chức công đoàn . * Hoạt động 1: Hoạt động thảo luận nhóm MT: Hiểu được phong trào công nhân trong những năm 1830-1840 GV dùng lược đồ châu Âu chỉ cho HS xác định những nước có phong trào công nhân phát triển trong thời kì này. GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm: - GV lập nhóm và phát phiếu học tập, hướng dẫn nhóm làm việc, hoàn thiện phiếu học tập Câu 1. Xác định thời gian diển ra phong trào đấu tranh của công nhan ở các nước Pháp, Đức, Anh. Câu 2. Nêu hình thức đấu tranh. Câu 3. Nhận xét về qui mô, phong trào đấu tranh. Câu 4. Nêu kết quả, ý nghĩa. - GV yêu cầu một thành viên trong nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý. - GV nhận xét, đánh giá qua sản phẩm của HS, hướng dẫn hoàn thiện, chính xác hóa kiến thức và chốt các ý chính. * Hoạt động 2: HS đọc sgk và tìm hiểu mục II (Hướng dẫn đọc thêm) GV treo chân dung Mác và Ăng ghen. Tập trung hướng dẫn HS tìm hiểu về "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản". h. "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời trong hoàn cảnh nào? ND chủ yếu? + Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp vô sản càng bị bót lột tàn nhẫn. Thất bại của các cuộc đấu tranh của vô sản đầu thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu bứt thiết phải có một lí luận khoa học chứng minh cho phong trào công nhân quốc tế. + Nội dung chủ yếu: - Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người và sự thắng lợi của CNXH.Giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư sản và xây dựng chế độc XHCN. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản. h. Ý nghĩa ra đời của "Tuyên ngôn"? GV: Ngày 28-9-1864 Quốc tế thứ nhất được thành lập. Tường thuật buổi lễ thành lập (SGK trang 37) GV: Vai trò của Mác đối đối với quốc tế thứ nhất. +Mác là linh hồn của quốc tế thứ nhất. - HS trao đổi, thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập dưới sự hổ trợ, hướng dẫn của GV. * Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận GV ghi vào bảng thống kê (đã kẻ sẳn ở bảng phụ) HS dựa vào bảng thống kê để ghi bài. HS: Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về giai cấp của mình, có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân vì có cùng kẻ thù. 2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840 - 1831 công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa. - 1844 công nhân dệt vùng Sơ-lê-din(Đức) nổi dậy khởi nghĩa. - 1836-1847 phong trào Hiến chương nổ ra ở Anh. * Kết quả: đều thất bại * Ý nghĩa: đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế. II/ Sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Hướng dẫn đọc thêm ): 1.Mác và Ăng- Ghen ( Tiểu sử ) 2"Đồng minh những người cộng sản" và"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" Tìm hiểu về "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản". 3. Phong trào công nhân từ năm 1848-1870 .QT thứ nhất. Quốc tế thứ nhất được thành lập ngày 28-9-1864 . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phong trào đấu tranh của công nhân 1830-1840 Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - GV giao nhiệm vụ cho HS. h. Lập bảng thống kê phong trào đấu tranh của các nước Anh, Pháp, Đức. h. Vì sao phong trào nổ ra mạnh mẽ nhưng không thắng lợi? (thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối đúng dắn, thiếu lí luận cách mạng) - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Nét mới trong phong trào đấu tranh của công nhân vào những năm 1830-1840 - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Là đấu tranh chính trị, tiến tới đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK. Học bài cũ, nghiên cứu lại bài học ở sgk. Làm bài tập trong SGK * Bài tập:: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất về sự thất bại của phong trào công nhân nữa đầu TK XIX A. Do thiếu lương thực, vũ khí. B. Chưa xác định được kẻ thù. C. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn, chưa có tổ chức lãnh đạo. D. Giai cấp tư sản còn mạnh dễ đàn áp phong trào. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau:" Công xã Pa ri 1871" - Mục II, III hướng dẫn đọc thêm , trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3.1871.