Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
TIẾT 51 BÀI 31 ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918 I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức: - Trình bày phong trào đấu tranh chống xâm lược từ năm 1858 đến những năm cuối thế kỉ XIX, các giai đoạn, nội dung, tính chất. - Lí giải được trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta. - Chỉ ra những nét mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân ta những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Phân tích sự chuyển biến kinh tế và phân hóa giai cấp xã hội của Việt Nam qua cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp. - Trình bày các phong trào đấu tranh và tính chất của các phong trào đó. - Bước đầu phân tích nguyên nhân thất bại của các phong trào. - Bước đầu hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành, chứng minh được tinh thần quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới, cuộc hành trình và quá trình chuyển biến về tư tưởng. 2.Tư tưởng: - Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc. - Trân trọng các tấm gương anh dũng vì dân, vì nước, noi gương, học tập cha anh. 3.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử. - Kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử để trả lời. - Biết tường thuật hoặc diễn giải một câu hỏi có liên quan đến tri thức lịch sử. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác các kênh hình từ 1858- 1918 trong SGK . Đưa ra nhận xét về các sự kiện lịch sử chính. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về các sự kiện lịch sử chính Việt Nam từ 1858- 1918. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các sự kiện lịch sử chính Việt Nam từ 1858- 1918. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan đến các sự kiện lịch sử chính Việt Nam từ 1858- 1918. - Bản đồ Việt Nam. - Tranh ảnh có liên quan đến lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX đến trước năm 1918. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: h. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước Kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập . GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Trong thời gian từ 1858- 1914 lịch sử Việt Nam đã trải qua những sự kiện chính nào? h. Lịch sử Việt Nam thời gian từ 1858- 1914 có những nội dung chính nào? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Trong học kì II, chúng ta đã tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918. Trong bài này, chúng ta sẽ thống kê lại xem trong giai đoạn lịch sử đã học có những sự kiện chính nào cần phải chú ý. Nội dung chính của giai đoạn này. Để nhớ lại các kiến thức đã học lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 chúng ta đi vào tiết ôn tập . 2. Hoạt động hình thành kiến thức Trước hết, GV chia HS làm 3 nhóm, hướng dẫn HS mỗi nhóm lập một bảng thống kê theo từng nội dung: I. Những sự kiện chính * Hoạt động 1 : Hoạt động thảo luận nhóm. GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm: - GV lập nhóm và phát phiếu học tập, hướng dẫn nhóm làm việc, hoàn thiện phiếu học tập. Câu 1: Lập bảng thống kê quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta. Thời gian Quá trình xâm lược của thực dân Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta 1-9-1858 Pháp đánh bán đảo Sơn Trà. Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam. Nhân dân ta đánh trả quyết liệt. 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định Quân ta chặn địch ở đây 2-1862 Pháp chiếm Gia Định, Định Trường, Biên Hoà, Vĩnh Long. 6-1862 Hiệp ước Nhâm Tuất. Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì Nhân dân độc lập kháng chiến 6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nhân dân sáu tỉnh khởi nghĩa 20-11-1873 Pháp đánh thành Hà Nội Nhân dân tiếp tục chống Pháp 18-8-1883 Pháp đánh Huế. Điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp. Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt. Câu 2: Lập niên biểu về phong trào Cần Vương. Thời gian Sự kiện 5-7-1885 Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế. 13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương. 1886-1887 Khởi nghĩa Ba Đình. 1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy. 1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê. N5,6: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (1918) Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia Phong trào Đoong Du (1905-1909) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ. Bạo động vũ tranh để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản. Nhiểu thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu ước Đông Kinh nghĩa thục (1907) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ. Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước. Đông đảo nhân dân tham gia, nhiểu tầng lớp xã hội. Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì (1908) Nâng cao trí thức tự cường để đi đến giành độc lập. Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động việc mở mang công thương nghiệp... Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Chống đi phu, chống sưu thuế Từ đấu tranh hoà bình, phong trào dần thiên về xu thế bạo động. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân. - HS trao đổi, thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập dưới sự hổ trợ, hướng dẫn của GV. - GV yêu cầu một thành viên trong nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý. - GV nhận xét, đánh giá qua sản phẩm của HS, hướng dẫn hoàn thiện, chính xác hóa kiến thức và chốt các ý chính. II. Những nội dung chủ yếu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV : + Chia lớp thành 7 nhóm ,mỗi nhóm tìm hiểu một vấn đề. + Mỗi nhóm một câu hỏi thảo luận * Nhóm 1 : Vì sao TD Pháp xâm lược nước ta ? * Nhóm 2: Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ? * Nhóm 3 : Em hãy trình bầy những nhận xét khách quan về phong trào kháng chiến chống chống Pháp cuối TK .XIX ? * Nhóm 4 : Em hãy trình bầy về phong trào Cần vương ? ( Nguyên nhân,phát triển, diễn biến ,đặc điểm,tính chất, ý nghĩa của phong trào ) * Nhóm 5 : Em cho biết những chuyển biến kinh tế, xã hội & tư tưởng phong trào yêu nước VN đầu thế kỷ XX ? * Nhóm 6 : Em nhận xét gì về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XIX ? * Nhóm 7 : Em nhận xét gì về những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành ? -> Nửa cuối TK 19 các nước đế quốc ào ạt sang phương Đông tìm kiếm thuộc địa , nước ta cũng nằm trong hoàn cảnh chung đó . Pháp muốn nhẩy vào Trung Quốc lấy VN làm bàn đạp để vào Vân Nam . - Nhà Nguyễn yếu hèn -> Khách quan :Cuối TK.19 các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa,đó là nhu cầu thiết yếu sống còn của CNĐQ . + Chủ quan : Nước ta lúc đó mất vào tay Pháp không phải là tất yếu vì: -> G/cấp PK nguyên là g/cấp thống trị, có thể dựa vào dân đứng lên kháng chiến chống Pháp - Nhà Nguyễn có thể canh tân đát nước tạo thực lực quốc gia chống giặc ngoại xâm =>Nhà Nguyễn không làm được điều đó để đát nước rơi vào tay Pháp -> * Có 2 loại phong trào: + Phong trào Cần vương ( 1885 – 1896 ) + Phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng điển hình là khởi nghĩa Yên Thế * Về quy mô : + Sau điều ướcPa-tơ-nốt được ký kết , nhân dân ta phản ứng rất quyết liệt,phong trào đấu tranh của quần chúng rất mạnh + Hình thức chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền + Tất cả phong trào đều thất bại điều đó nói lên sự khủng hoảng lãnh đạo & bế tắc đường lối c/mạng,tuy vậy đã làm cho địch gặp khó khăn lúng túng * Nguyên nhân bùng nổ + Nhà nước PK đầu hàng TD Pháp,nhân dân cả nước căm phẫn hành động đó . + Phe chủ chiến đã thực hiện vụ biến kinh thành Huế (5-7-1885). Vua Hàn Nghi hạ Chiếu Cần vương * Phong trào phát triển thành 2 giai đoạn : + 1885 – 1888 và 1888 – 1895 * Hạn chế: Tất cả phong trào đều thất bại vì thiếu một giai cấp có đầy đủ năng lực lãnh đạo để tìm ra một con đường triển vọng) -> * Nguyên nhân chuyển biến: + Khách quan : Trào lưu tư tưởng dân chủ TS truyền vào VN + Chủ quan : TD Pháp tiến hành chương trình “khai thác thuộc địa lần thứ nhất “. Kinh tế,xã hội VN có nhiều biến đổi . + Nội dung, tính chất c/mạng VN cũng biến đổi tương ứng. Cách /mạng VNđi theo xu hướng mới : cách mạng dân chủ TS ,theo gương Nhật Bản , nhờ Pháp cầu tiến bộ ( Phan Châu Trinh ) -> Đã thay đổi phạm trù ,từ phạm trù PK chuyển sang phạm trù c/mạng dân chủ TS-> ở mức độ khuynh hướng . + Hình thức đấu tranh phong phú hơn phong trào cuối thế kỷ XIX : Bạo động,cải cách duy tân, lập trường dạy học theo lối mới, phong trào nổi dậy của binh lính, nông dân, đồng bào miền núi . + Thành phần tham gia phong phú hơn -> Nguyễn Tất Thành rất thức thời, Người đã nhìn thấy sự khủng hoảng về lãnh đạo & bế tắc về đường lối rất trầm trọng trong phong trào c/mạng VN . Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước . Người không sang phương Đông mà Người sang phương Tây tìm đường cứu nước con đường ngược hẳn với các bậc tiền bối, Người đã thành công II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU : 1.Vì sao TD Pháp xâm lược nước Việt Nam ? + Do nhu cầu tìm kiếm thuộc địa của bọn TD . + Pháp xâm lược nước ta lấy cớ nhẩy vào Tây Nam Trung Quốc . + Nhà Nguyễn yếu hèn . 2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ? + Giai cấp PK nhu nhược ,yếu hèn không biết dựa vào dân để tổ chức kháng chiến + Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất nước để tạo ra thực lực quốc gia chống giặc ngoại xâm . 3.Nhận xét chung về phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ XIX : * Có 2 loại phong trào: +P/ trào Cần vương (1885–1896 ) + Phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng điển hình là khởi nghĩa Yên Thế - Hình thức: khởi nghĩa vũ trang - Tất cả phong trào đều thất bại C/ mạng khủng hoảng lãnh đạo & bế tắc đường lối,tuy vậy đã làm cho địch gặp khó khăn lúng túng. 4. Phong trào Cần vương: * Nguyên nhân : + Triều đình PK Nguyễn đầu hàng TD Pháp + Nhân dân rất phản đối hành động bán nước. + Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương * Diễn biến : Phong trào chia làm 2giai đoạn ( Từ 1885 – 1888 ) tụ lại thành những cuộc khởi nghĩa lớn Ba Đình , Bãi Sậy , Hương Khê . * Ý nghĩa : Thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của DT 5. Những chuyển biến kinh tế, xã hội & tư tưởng trong phong trào yêu nước VN đầu thế kỷ XX : * Nguyên nhân : + Khách quan : Trào lưu tư tưởng dân chủ TS truyền vào VN + Chủ quan : TD Pháp tiến hành chương trình “khai thác thuộc địa lần thứ nhất “. Kinh tế ,xã hội VN có nhiều biến đổi . 6.Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XIX +C/mạngVN thay đổi phạm trù, từ phạm trù PK chuyển sang phạm trù c/mạng dân chủ TS -> ở mức độ khuynh hướng . + Hình thức: đấu tranh phong phú hơn phong trào cuối thế kỷ XIX + Thành phần tham gia đông đảo hơn cuối thế kỷ XIX . 7.Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành : + Nguyễn Tất Thành đã nhìn thấy sự khủng hoảng về lãnh đạo & bế tắc về đường lối. + Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc * Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân. GV giao nhiệm vụ cho HS câu hỏi. Câu 1. Nguyên nhân nào Pháp xâm lược Việt Nam? Câu 2. Nguyên nhân nào làm cho nước ta bị mất vào tay Pháp? Câu 3. Phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? Câu 4. Nhận xét về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. - HS làm việc cá nhân, từng HS đọc SGK tìm câu trả lời trao đổi thảo luận dưới sự hổ trợ của GV. - HS trình bày, các HS khác bổ sung góp ý. - GV phân tích, nhận xét, đánh giá và chốt các ý chính. 3. Hoạt động luyện tập: * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng câu hỏi) - GV giao nhiệm vụ cho HS. Sau khi hướng dẫn HS làm bảng xong, GV dựa trên các bảng đã chuẩn bị sẵn, đặt các câu hỏi cho HS trả lời nhằm làm cho HS nắm được những nội dung chính của Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918: Câu 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Câu 2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp? Câu 3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX? Câu 4. Những nét chính của phong trào Cần Vương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết của ,ý nghĩa của phong trào. Câu 5. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội , tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX . Câu 6. Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX . Câu 7. Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành .Ý nghĩa của hoạt động đó. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Lập bảng thống kê về phong trào Cần Vương, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. 5/ Hoạt động nối tiếp. - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Làm bài tập trong sách thực hành. + Học bài cũ. Về nhà làm bài tập: + Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương theo mẫu sau: Khởi nghĩa Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn hoạt động Nuyên nhân thất bại Ý nghĩa bài học + So sánh hai xu hướng cứu nước : Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về chủ trương ,biện pháp khả năng thực hiện , tác dụng , hạn chế ....... + Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh về Bác Hồ thời niên thiếu ( Đặc biệt là quãng thời gian người ở Huế ). * Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………