Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) tiếp. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..……… TIẾT 24 BÀI 15 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921) { TT} I-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp HS nêu được ; Những nét chính của tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX. Vì sao nước Nga Năm 1917 có hai cuộc cách mạng. - Trình bày những nét diễn biến chính của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng. - Phân tích ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga. 2.Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới. 3. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định nước Nga trên bản đồ và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình. Bản đồ nước Nga trước chiến tranh thế giới thứ nhất. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giao án, tranh ảnh, lược đồ nước Nga trước chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tranh ảnh lược đồ có liên quan. - Các tư liệu về nước Nga và cách mạng tháng Mười Nga. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, xem hình ảnh 52, 53 tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến Nga và cách mạng tháng Mười Nga. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. -Tranh ảnh, lược đồ nước Nga và cách mạng tháng Mười Nga. V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Tình hình nước Nga trước Cách mạng tháng Mười năm 1917 như thế nào ? Hãy khoanh tròn vào ô trước câu trả lời đúng : a) Sau cách mạng dân chủ TS 1905-1907, nước Nga không còn là nước đế quốc quân chủ chuyên chế nữa . b) Đầu TK XX, ở Nga kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất … c) Mọi thống khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân. d) Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở lên bất lực, không còn khả năng thống trị * Em hãy điền vào phần trống dưới đây tên hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917. * Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ? 3 Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Trong quá trình chiến tranh phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc không ngừng phát triển, nổi bật là cách mạng tháng Mười Nga .Cách mạng tháng Mười đã mở ra một thời kì mới của nhân loại. Cuộc cách mạng tháng 10 Nga diễn ra và có ý nghĩa như thế nào? Muốn hiểu ta nghiên cứu tiếp phần còn lại của bài 15. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Trình bày những nét diễn biến chính của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng. - Phân tích ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ?: Nét đặc trưng nhất mà c/m tháng Mười đem lại là gì ? ?: Chính quyền được thiết lập, việc đầu tiên mà chính quyền mới đem lại là gì ? ?: Vì sao việc làm đầu tiên của chính quyền mới đem lại là thông qua sắc lệnh hoà bình và ruộng đất ? ?: Ngoài sắc lệnh ruộng đất, chính quyền mới còn thực hiện những chính sách, biện pháp gì ? ?: Tại sao thắng lợi của C/mạng -10 và sự ra đời của nhà nước Nga Xô-viết đã làm cho các nước đế quốc căm ghét hoảng sợ muốn bóp chết cách mạng ? GV:Sử dụng H.57 nêu rõ tình hình nước Nga năm 1918- 1919 : bọn phản động trong nước nổi dậy, tiếp tay cho các thế lực phản động chống phá cách mạng . GV: Nhân dân Xô viết kiên quyết tiến hành chiến tranh chống thù trong giặc ngoài , thi hành c/sách “ CS thời chiến “ để bảo vệ đất nước . ?: Trước tình hình đó nhà nước và nhân dân đã làm gì ? Kết quả đạt được như thế nào ?:Vì sao nhân dân Xô-viết bảo vệ được thành quả cách mạng ? ?: C/mạng tháng Mười có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga ? ?:Vì sao Giôn Rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới “ ? ?:Em có nhận xét gì về ý nghĩa quốc tế của C/mạng tháng Mười? - Việc xây dựng chính quyền Xô-viết sáng tạo một hệ thống hành chính mới do công nông binh làm chủ là nét đặc sắc nhất mà C/mạng-10 Nga đứng vững trước khó khăn chồng chất giặc ngoài thù trong sau c/m tháng 10 . - Thông qua sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất, đáp ứng nguyện vọng hoà bình và ruộng đâta cho nhân dân - Rút ra khỏi chiến tranh để tránh tiếp tục gây ra những tổn thất nặng nề cho đất nước, nhân dân. Giải quyết vấn đề ruộng đất- quyền lợi thiết thực cho nhân dân- lực lượng chủ yếu đưa thắng lợi cho c/m -> Đó là những việc làm cấp thiết nhất củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền mới, góp phần giải quyết những khó khăn sau c/mạng để tiếp tục xây dựng và bảo vệ chính quyền. - Tiếp tục thực hiện các biện pháp để giải quyết những khó khăn xây dựng và bảo vệ chính quyền - HS trình bầy theo SGK - HS: Dựa vào SGK đoạn chữ in nhỏ trả lời - Kiên quyết chống thù trong giặc ngoài , bảo vệ thành quả c/m- bảo vệ chính quyền +Sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân, lòng yêu nước dưới chế độ mới được chế độ mới được phát huy mạnh mẽ . + Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện tốt . Hồng quân Liên Xô chiên đấu dũng cảm .. - Tác động làm thay đổi thế giới với sự ra đời của một nhà nước XHCN rộng lớn các nước đế quốc hoảng sợ. Để lại nhiều bài học cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức 1.Xây dựng chính quyền Xô viết : Không sử dụng bộ máy chính quyền cũ mà thiết lập chính quyền c/mạng của giai cấp công nông binh. - 25-10-1917 tại điện Xmô-nưi chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu . - Thông qua sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất . - Thực hiện các biện pháp để ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước : + Chính trị : SGK/79 +Kinh tế : 2.Chống thù trong giặc ngoài: -Từ cuối 1918 nước Nga bị các nước đế quốc và bọn phản động trong nước bao vây chống phá muốn bóp chết c/mạng. - Đảng và nhân dân kiên quyết đấu tranh từ 1917 đến 1920 đã đánh tan ngoại xâm nội phản , bảo vệ được chính quyền c/mạng . 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười : * Đối với nước Nga: Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, -> thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới * Đối với thế giới : có ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới -> biến cố lịch sử trọng đại nhất ở thế kỷ XX HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng bài tập) - GV giao nhiệm vụ cho HS. Viết vào chổ trống trong bảng sau: NỘI DUNG CÁCH MẠNG THÁNG HAI CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI Lãnh đạo Động lực Nhiệm vụ Tính chất - Hoàn thành bài tập trống. - GV phát phiếu học tập có sơ đồ trống cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Lê Nin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi cách mạng tháng 10 Nga 1917. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. + Lê Nin là người sáng lập ra Đảng Bôn sê vích Nga. + Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn. + Chỉ đạo trực tiếp cách mạng. + Lê Nin có những quyết đoán táo bạo, sáng suốt, trong hành động thì mau lẹ đúng thời cơ. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK + Làm bài tập trong sách thực hành + Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau:" Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội". + Chính sách kinh tế mới và công cuộc xây dựng kinh tế (1921-1925) diễn ra như thế nào? + Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ( 1925- 1941 ) Sưu tầm một số hình ảnh