Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các trào lưu Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn…………………………………..Ngày dạy……………..……… TIẾT 45 BÀI 28 CÁC TRÀO LƯU DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX I-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày được các trào lưu cải cách kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX. - Hiểu rõ một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của trào lưu cải cách Duy tân. - Phân tích được những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách không thực hiện được. 2. Tư tưởng: - Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước. - Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắng của các nhà Duy tân ở Việt Nam. - Có thái độ đúng đắn, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ của con người trong quá khứ. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét đánh giá sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử, kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm nội dung bài học. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, đưa ra nhận xét về những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về trào lưu cải cách Duy tân ở nửa cuối thế kỉ XIX. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tài liệu có liên quan đến cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Phương tiện dạy học: - SGK, SGV lịch sử 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Một số tài liệu văn học, sử học có liên quan với nội dung bài học. - Tài liệu về các nhân vật Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... V.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ. * Bài 1: Hãy chọn ý kiến đúng và đủ nhất về nguyện nhân của khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX : a) Do tác động của phong trào Cần vương . b) Do thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng lên vùng núi : c) Để bảo vệ cuộc sống tự do nên những người nông dân ở đây phải đứng lên đấu tranh (Đ) * Bài 2: Hãy điền vào chỗ chấm ( …) những nội dung phù hợp để tổng kết về cuộc khởi nghĩa Yên Thế : a) Thành phần lãnh đạo :……………………………………………………... b) Lực lượng tham gia :………………………………………………………. c) Thời gian và địa bàn hoạt động : ………………………………………….. d) Cách đánh : ……………………………………………………………….. e) Tính chất và ý nghĩa : ……………………………………………………... g) Nguyên nhân thất bại : ……………………………………………………. 3. Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK. h. Trong bối cảnh đất nước: kinh tế kiệt quệ, bộ máy chính quyền thì mục ruỗng, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn thì có những cải cách nào được ra đời? h. Những cải cách đó do các quan lại, sĩ phu nào đưa ra? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau. HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm. GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới. Bên cạnh các cuuộc đấu tranh chống Pháp trên chiến trường. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn nước nhà giàu mạnh, nhân dân ta còn được thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau, để đánh lại kẻ thù các nhà yêu nước đã đề xuất các đề nghị cải cách Duy tân ở nửa cuối thế kỉ XIX. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Trình bày được các trào lưu cải cách kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX. - Hiểu rõ một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của trào lưu cải cách Duy tân. - Phân tích được những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách không thực Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ?: Em hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt nam giữa thế kỷ XIX ? ?: Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa n/ dân nổ ra cuối TK XIX ? ?: Em hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỷ XIX ? • THẢO LUẬN NHÓM : ?: Trong bối cảnh đó , nước ta phải làm gì ? GV tổng kết . ?: Các sĩ phu duy tân đề xướng cải cách trong hoàn cảnh nào ? ?: Nội dung những cải cách là gì ? ?: Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỷ XIX và nội dung chính trong những đề xướng cải cách của họ ? GV: Giải thích thêm theo SGV /179 ?: Em có suy nghĩ gì về những cải cách của sĩ phu duy tân ? ?: Vì sao những cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX không được chấp nhận ? ?: Trào lưu Duy tân cuối thế kỷ XIX có ý nghĩa gì? ?: Vì sao những cải cách cuối thế kỷ XIX không thực hiện được mà đổi mới hiện nay của chúng ta lại đạt được những thành công rực rỡ ? + Chính trị : Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ trung ươn đến địa phương mục ruỗng . + Kinh tế : Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ . + Xã hội : Nhân dân đói khổ, >< dân tộc và giai cấp gay gắt.Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi) -> Nhà Nguyễn thực hiện những chính sách lạc hậu,bảo thủ về mọi mặt, nhân dân đói khổ , >< xã hội sâu sắc phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi - Trình bầy theo SGK - HS cử đại diện trình bầy ý kiến của nhóm -> Trước tình trạng đất nướoc ngày càng nguy khốn. Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân , các sĩ phu duy tân đã đề xướng cải cách để có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng mạnh của kẻ thù -> Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước PK - Trình bầy theo SGK /135 - Trong bối cảnh bế tắc của chế độ PK Việt Nam , các sĩ phu đề xướng cải cách là rất dũng cảm và cách mạng , vì họ đã đi ngược với suy nghĩ và hành động của vua quan nhà Nguyễn để duy tân đất nước - Những cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.Chưa động chạm đến vấn đề giải quyết >< của xã hội Việt Nam : + đó là >< giữa TD Pháp & nhân dân Việt Nam, + >< giữa nông dân & PK . Mặt khác , triều đình Nguyễn lại bảo thủ, từ chối mọi cải cách kể cả những cải cách có thể thực hiện được . Nó cản trở sự phát triển những tiền đề mới,XH VN còn luẩn quẩn trong chế độ thuộc địa nửa PK - Tuy không được thực hiện, nhưng nó đã gây tiếng vang lớn trong xã hội . Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình . Chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu duy tân đàu thế kỷ XX ở Việt Nam - Những đổi mới của chúng ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước. Xã hội đã có miếng đất chính trị để tiếp thu nó : Đội ngũ trí thức đông đảo tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển kinh tế xã hội . Đảng & nhà nước chủ trương đổi mới, được dân ủng hộ với mục tiêu dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng & văn minh . 1. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX : + Chính trị : + Kinh tế : SGK/ 134 + Xã hội : II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX : 1. Bối cảnh : - Đất nước ngày càng nguy khốn - Các sĩ phu đề xướng cải cách để tạo ra thực lực cho đất nước chống bọn xâm lược . 2. Nội dung cải cách duy tân: - Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội . - Tiêu biểu : + Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ + Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “ Thời vụ sách “ để chấn hưng dân khí , khai thông dân trí & bảo vệ đất nước . III. Kết cục của các đề nghị cải cách : * Bối cảnh : + Chế độ PK Việt Nam cuối thế kỷ XIX ngày càng nguy khốn . + Các sĩ phu duy tân đã đề xướng cải cách là có tinh thần dũng cảm và c/mạng . * Bởi vì : - Cải cách duy tân chưa xuất phát từ cơ sở trong nước. - Nhà Nguyễn bảo thủ * Ý nghĩa : - Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình . - Thể hiện trình độ nhận thức cuủa người Việt Nam. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học ( dạng trò chơi ô chữ) - GV giao nhiệm vụ cho HS. Trò chơi ô chữ - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghiaxcuar các đề nghị cải cách. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động đến cách nghĩ, cách làm của một số quan lại triều đình. Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẩn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó. Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt không chấp nhận các đề nghị cải cách. Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến hóa của dân tộc, phản ảnh trình độ nhận biết mới của những người Việt Nam hiểu biết. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học bài theo câu hỏi SGK + Làm bài tập trong sách thực hành - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK. - Về nhà học các bài đã học tiết sau tiến hành kiểm tra 1 tiết - Cần học kĩ các bài