Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Kiểm tra 1 tiết học kì 2. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

TIẾT 46 KIỂM TRA 1 TIẾT I Mục đích yêu cầu: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. Từ kết quả kiểm tra các em có thể tự đánh giá mình trong quá trình việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập các nội dung sau. - Đánh giá được quá trình giảng dạy của mình, để từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. 1. Kiến thức: Nắm lại một số kiến thức trọng tâm đã học. + Trình bày được quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta. + Đánh giá được thái độ của Triều đình Huế, nhân dân trước việc thực dân Pháp đánh chiếm các nơi của nước ta. + Nêu được các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. + Giải thích và chọn ra được khởi nghĩa tiêu biểu . + Các trào lưu Duy Tân ở cuối thế kỉ XIX 2. Tư tưởng : - Có thái độ căm ghét CN thực dân, trân trọng nền độc lập dân tộc,biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước. - Giáo dục tinh thần tích cực, ý thức độc lập trong làm bài kiểm tra. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm trình bày, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện. - Rèn luyện tính trung thực trong kiểm tra. II . Tài liệu và phương tiện: GV: Đề kiểm tra đã chẩn bị để phát cho HS. HS : Bút viết học bài kĩ để làm bài. III. Các hoạt đông dạy và học : 1. Ônr định tổ chức : BCS lớp báo cáo sỉ số, việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn . 2. GV phát đề kiểm tra . 3. HS tiến hành làm bài nghiêm túc . 4. GV nhắc nhở HS xem lại bài kiểm tra cẩn thận và chuẩn bị nộp bài . 5. Hướng dẫn học ở nhà . - Xem trước bài 29 “Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam” trả lời các câu hỏi trong bài . - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp 1897-1914 như thế nào? + Về tổ chức bộ máy nhà nước. + Về chính sách kinh tế. + Về chính sách VH-GD. * Rút kinh nghiệm .