Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Các nước Anh - Pháp - Đức - Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn..........................................Ngày dạy............................................ TIẾT 10 BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH -PHÁP -ĐỨC -MỸ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX I-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu được các nước tư bản lớn chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa . - Nêu được tình hình đặc điểm của từng nước đế quốc Anh, Pháp. Những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc. + Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. + Những đặc điểm về chính trị xã hội. + Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa. 2. Tư tưởng: - Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản. - Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh,bảo vệ hoà bình 3. Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm, vị trí lịch sử của CNĐQ. 4- Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình trong SGK. Đưa ra nhận xét về những hình ảnh sự kiện lịch sử đó. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Gíao án, tranh, ảnh trong SGK. - SGK, SGV Lớp 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập. - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Biểu đồ so sánh sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Tập thuyết trình trước lớp. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề… 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép… IV.Tiến trình tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : * Dưới đây là một số ngưyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của Công xã Pa-ri hãy đánh dấu X đầu dòng về mức độ quan trọng của các nguyên nhân đó : 1. Chủ nghĩa tư bản chưa đến lúc suy yếu; 2. Giai cấp vô sản Pháp chưa có một chính đảng lớn mạnh (Đ) 3. Công xã không kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu . 4. Công xã không liên minh được với nông dân . * Trong các bài học kinh nghiệm của công xã Pa-ri, theo em bài học nào là bài học quan trọng nhất ? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử + Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ TG và yêu cầu : Em hãy xác định vị trí nước Đ-M? + Em hãy cho biết nền kinh tế,chính tri của Đ-M vào cuối XIX?.Nguyên nhân ? +Đăc điểm của CNĐQ Đ-M +Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”. +TỔ chức độ quyền của MĨ khác với tổ chức độc quyền của A-P-Đ như thế nào? 3. Dự kiến sản phẩm - Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời: +ĐỨC:. - Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 TG (sau Mỹ ) - Thể chế liên bang nhưng vẫn là nước chuyên chế . +MĨ: Từ năm 1870 trở đi Công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại. . Nhiều công ty độc quyền ở Mĩ ra đời như “Vua dầu mỏ”Rốc-phe-lơ, vua thép Moócgan, vua ô tô Pho… đã chi phối toàn bộ nền KT-CT Mĩ =Nguyên nhân:HSdựa sgk +Đức được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến” Tổ chức độc quyền ở mĩ : khổng lồ đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mi. - GV:Trên cơ sở nội dung trả lời của HS thì GV vào bài:. Cuối thế kỉ XIX –Đầu thế kỉ XX các nước tư bản Đức ,Mỹ phát triển nhanh chóng và chuyển mình sang giai đoạn CNĐQ. Trong quá trình đó, sự phát triển của các nứơc này có điểm gì giống và khác nhau., chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp qua tiết học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Nêu được tình hình đặc điểm của từng nước đế quốc Anh, Pháp. Những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc. + Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. + Những đặc điểm về chính trị xã hội. + Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ?: So với đầu TK XIX , cuối TK XIX đầu TK XX tình hình kinh tế Anh có gì nổi bật ? Vì sao ? ?: Sự phát triển CN Anh được biểu hiện như thế nào? Vì sao g/c TS Anh chỉ chú trọng đầu tư sang thuộc địa ? ?: Thực chất chế độ hai đảng của Anh là gì ? Dẫn dắt : Với chế độ hai đảng thay nhau cầm quyền nước Anh thi hành chính sách đối nội ,đối ngọai hết sức bảo thủ : trong thì đàn áp nhân dân, ngoàI thì tăng cường xâm lược thuộc địa -> hệ thống thuộc địa rộng lớn . ?: Tình hình kinh tế Pháp sau 1871 có gì nổi bật ? - Nguyên nhân ? ?: Để giải quyết tình hình khó khăn trên, g/c TS Pháp đã làm gì ? C/sách đó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Pháp ? C/sách xuất cảng TB của Pháp có gì khác Anh ? ?: Tình hình chính trị của Pháp có gì nổi bật ? ?: Em có n/xét gì về nền kinh tế Đức cuối TK 19 đầu TK 20 ? GV: Yêu cầu : Thống kê các con số chứng tỏ sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Đức ? • Thảo luận nhóm: ?: Công nghiệp phát triển nhanh chóng đưa đến sự phát triển của CNĐQ Đức có gì khác Anh , Pháp ? ?: Vì sao CN Đức phát triển nhảy vọt như vậy? ?: Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức ? - Trình bầy theo SGK - Nguyên nhân do CN Anh phát triển sớm ,máy móc lạc hậu, g/cấp TS Anh ít chú trọng đầu tư trong nước chỉ đầu tư sang thuộc địa kiếm lời - Nguyên nhân bị chiến tranh tàn phá , phải bồi thường chiến phí cho Đứcvà diễn ra c/mạng VS - Anh đầu tư vào một số ngành kinh tế ở thuộc địa để thu lợi nhuận . Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận. Từ năm 1880-1914, số tiền Pháp cho vay từ 15 tỉ phrăng lên 60 tỉ phrăng - Dựa vào SGK trả lời - Dựa vào SGK thống kê - ở Đức xuất hiện các tổ chức độc quyền - Nước Đức hoàn thành c/mạng TS, tthống nhất thị trường dân tộc. Được Pháp bồi thường chiến tranh, tài nguyên dồi dào. Áp dụng thành tựu KHKT mới nhất - Chính trị : Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động và hiếu chiến,chạy đua vũ trang, xl thuộc địa -> CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến 1. Anh : -Kinh tế phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, đứng hàng thứ 3 thế giới ( sau Mỹ, Đức) - Chính trị :Nước Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến. - Chính sách đối ngoại xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa -> nước Anh được mệnh danh là “ CNĐQ thực dân “ . 2. Pháp : -Kinh tế CN phát triển chậm, tụt hàng thứ 4 sau Mỹ,Đức,Anh Phát triển một số ngành CN mới: điện khí , hoá chất, chế tạo ô tô… - Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi.-> mệnh danh là “CNĐQ cho vay lãi” . 3. Đức: -Kinh tế : đặc biệt là công nghiệp phát triển nhảy vọt. -> Hình thành tổ chức độc quyền , tạo điều kiện cho nước Đức chuyển sang giai đoạn ĐQCN. - Chính trị : Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động và hiếu chiến --> CNĐQ quân phiệt hiếu chiến . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử * Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (dạng câu hỏi và bài tập) - GV giao nhiệm vụ cho HS. h. Đặc điểm chung nổi bật nhất trong đời sống KT của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì? h. Nước Anh, Pháp có những biến chuyển gì? - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử MT: Vận dụng kiến thức đã học để hiểu rõ đặc điểm đế quốc Anh, Pháp.. * Hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Vì sao CNĐQ đều có tham vọng đi chiếm các nước khác mà nhất là nước Anh. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. Vì chúng đều cần để khai thác tài nguyên thiên nhiên, có nhiều thuộc địa và nhiều thị trường để tiêu thụ hàng hóa. Còn đối với nước Anh do nền CN phát triển sớm hàng hóa nhiều việc cần nhiều thuộc địa là điều cần thiết và chúng đã tiến hành xâm chiếm nhiều nước trên thế giới. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà - GV giao nhiệm vụ về nhà. + Học thuộc bài và xem lại phần còn lại (nước Đức, Mỹ) của bài nầy tiết sau ta học. + Đặc điểm của nước Đức và Mỹ như thế nào? + Lập bảng so sánh chung giữa 4 nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ trước 1970 và sau 1870 Phần II giảm tải, không học.