Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy……………………….. CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII TIẾT 44-BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI - XVIII) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết:Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền - HS hiểu: + ở Tk XV nhà nước PK tập quyền Đại Việt phát triển hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao về mọi mặt: Chính trị, pháp luật, kinh tế, khoa học, giáo dục . + Đến đầu TK XVI: Nhà Lê ngày càng suy yếu được biểu hiện rõ nét trên các mặt chính trị xã hội. + Nguyên nhân và hậu quả của tình hình trước đó. - HS vận dụng: Đánh giá tình hình nước ta ở TK XVI-XVIII 2.Kĩ năngg: a.Rèn kĩ năng: sử dụng lược đồ, xác định vị trí địa danh, trình bày diễn biến và nhận xét, đánh giá sự kiện . b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa 3.Tư tưởng,thái độ - Giáo dục HS ý thức bảo vệ thống nhất đất nước,chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bảng phụ,Lược đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài củ • Văn hóa giáo dục, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ đạt được những thành tựu gì? Vì sao có được nhựng thành tựu ấy? • Nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV: Thế kỉ XV,nhà Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt.đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền.Nhưng từ thế kỉ XVI trở đi,nhà Lê dần suy yếu.đó chính là nội dung của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: + ở Tk XV nhà nước PK tập quyền Đại Việt phát triển hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao về mọi mặt: Chính trị, pháp luật, kinh tế, khoa học, giáo dục . + Đến đầu TK XVI: Nhà Lê ngày càng suy yếu được biểu hiện rõ nét trên các mặt chính trị xã hội. + Nguyên nhân và hậu quả của tình hình trước đó. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1(12’): Tìm hiểu tình hình nhà Lê thế kỉ XVI H: Bước sang đầu TK XVI tình hình nhà Lê như thế nào? H: Vì sao nhà Lê bị suy thoái? GV giảng: Từ khi vua Lê Uy Mục (1505 - 1509), Lê Tương Dực (1509 - 1516) lên ngôi nhà Lê ngày càng suy yếu. GV nêu dẫn chứng minh họa về sự ăn chơi xa xỉ của vua Uy Mục và Tương Dực. H: Sự ăn chơi sa đọa của vua Uy Mục, Tương Dực đã chứng tỏ điều gì? H: Sự thoái hóa của giai cấp thống trị đã dẫn đến hậu quả gì? GV: Nêu dẫn chứng minh họa và bổ sung: H: Em có nhận xét gì triều đình nhà Lê ở đầu TK XVI? So với triều đình nhà Lê ở TK XV như thế nào? H: Các vua Lê ở TK XV so với Vua Lê Thánh Tông như thế nào? GVNhấn mạnh: Vua Lê Thánh Tông có công xây dựng triều đình nhà Lê vững mạnh Các vua Lê TK XVI đẩy CQ và đất nước vào thế suy vong. H: Sự ăn chơi sa đọa của vua, quan nhà Lê sơ sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? GV minh họa: Nạn đói 1512, 1517, 1519 H: Trước tình cảnh âý nhân dân đã làm gì? GV: Chuyển ý sang mục 2. Hoạt động 2(23’): Tìm hiểu phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu TK XVI. H: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đấu tranh của nông dân ở đầu TK XVI? GV: Sử dụng lược đồ: Phong trào nông dân khởi nghĩa đầu TK XVI” + Giới thiệu khái quát. + Chỉ trên bản đồ địa bàn hoạt động, tên một sốcuộc khởi nghĩa tiêu biểu. + Tường thuật cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo. H: Quan sát lược đồ, dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân TK XVI? H: Tại sao các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại? H: Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu TK XVI có ý nghĩa và tác dụng như thế nào? -HS Hoạt động cá nhân trả lời Vua quan không lo việc nước chỉ hưởng lảc xa xỉ, hoang dâm vô độ. Xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém. -HS trình bày hiểu biết cá nhân - HS hoạt động cá nhân trả lời + Quan lại địa phương nhân cơ hội đó hà hiếp vơ vét của cải của dân. + Đọc trích dẫn bài “Hịch Tố Cáo” của Lương Đắc Bằng: “Tước đã hết mà lạm thưởng không biết, dân đã cùng mà lạm thu không cùng. Thuế má thu đến tơ tóc mà dùng của cải như bùn đất, bạo ngược như Tần Chính, đãi công thần như chó ngựa, coi dân như cỏ rác” -HSnhận xét,đánh giá -So sánh ,đánh giá Kém vua Lê Thánh Tông cả năng lực và phẩm chất. -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS hoạt động cặp đôi trả lời -Các nhóm bổ sung -HS hoạt động cá nhân trả lời -Diễn ra liên tục, mạnh mẽ, rộng khắp song còn lẻ tẻ, chưa đồng loạt đề bị thất bại. - Chưa liên kết được với nhau thành một phong trào rộng lớn. Hình thành năng lực:Thực hành bộ môn lịch sử 1.Triều đình nhà Lê -Tầng lớp thống trị đã bị suy thoái -Triều đình rối loạn Hậu quả: Hạn hán, lũ lụt khiên nhân dân vô cùng đói khổ 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu TK XVI. * Nguyên nhân: - Do > < giai cấp lên cao: ND> < địa chủ, nhân dân với nhà nước PK. Phong trào nông dân bùng nổ. * Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: - Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) Sơn Tây. - Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) ở Nghệ An – Thanh Hóa. - Khởi nghĩa Phùng Chương (1515) ở Tam Đảo. - Tiêu biểu là khởi nghĩa Trần Cảo (1516) ở Đông Triều – QN. * Kết quả: - Lần lượt thất bại. * ý nghĩa: - Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. GV kết luận: Phong trào nông dân như một cơn bão làm lay động tận gốc rẽ nền thống trị của triều Lê, góp phần làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ. + Triều đình nhà Lê đã đàn áp được các cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng cũng kiệt sức vì những đòn đả kích mạnh mẽ của nông dân. Triều đình mục nát đó đã bị dồn vào con đường cùng và đứng trước vực thẳm của diệt vong. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Bài tập 1 . Cho HS trao đổi BT: Đánh dấu vào ô trống đầu câu trả lời em cho là đúng. Tại sao sang đầu TK XVI nhà Lê bắt suy yếu? Triều đình mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ, xây dựng tốn kém. Nội bộ triều đình rối loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực, quan lại tham nhũng. Nhân dân cùng khổ, đã nổi dậy đấu tranh ở khắp nơi. Cả 3 nguyên nhân trên. Bài tập 2: Nối tên mỗi cuộc khởi nghĩa với thời gian và địa bàn hoạt động cho đúng. + Khởi nghĩa trần Tuân + Năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh) + Khởi Nghĩa Trần Cảo + Năm 1511 ở Hưng Hóa và Sơn Tây. + Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng + Năm 1515 ở vùng núi Tam Đảo. + Khởi nghĩa Phùng Chương + Năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Nêu dẫn chứng minh họa về sự ăn chơi xa xỉ của vua Uy Mục và Tương Dực. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà Bài vừa học - Học bài theo SGK và làm vở bài tập Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu các kênh hình SGK (H49, 50) và bài 22 phần II. + Sự hình thành các tập đoàn PK Nam - Bắc triều , Trịnh - Nguyễn + Các cuộc chiến tranh và hậu quả của nó