Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) phần 2. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy……………………….. TIẾT 45 - BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN(THẾ KỈ XVI-XVIII) II-CUỘC CHIẾN TRANH NAM-BẮC TRIỀU VÀ CHIẾN TRANH TRỊNH-NGUYỄN I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết: Cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và chiến tranh Trịnh-Nguyễn - HS hiểu: + Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh. + Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước. - HS vận dụng:Đánh giá về tính chất của hai cuộc chiến tranh 2.Kĩ năngg: Tập xác định vị trí, địa danh và trình bày diễn biến các sự kiện trên bản đồ, kĩ năng đánh giá các sự kiện lịch sử. :So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa 3.Tư tưởng,thái độ - Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bảng phụ, Một số tư liệu về nhà Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn. - Bản đồ cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều. - Bản đồ cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài củ • Nhận xét về triều đình nhà Lê đầu Thế kỷ Thứ XVI? • Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI? Ý nghĩa? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV:Chiếu lược đồ Phong trào nông dân khởi nghĩa đầu TK XVI H: Em có nhận xét gì về các cuộc khởi nghĩa đầu TK XVI? GV: Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI chỉ là bước mở đầu cho sự chia cắt kéo dài,chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến thống trị.Đó chính là nội dung của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - HS biết: Cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và chiến tranh Trịnh-Nguyễn - HS hiểu: + Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh. + Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1(17’): tìm hiểu những nét chính về chiến tranh Nam - Bắc triều và hậu quả cuả nó H:Các thế lực phong kiến Nam, Bắc triều đã hình thành như thế nào? GV: Trình bày rõ quá trình hình hình thành Nam - Bắc triều. + Giới thiệu vài nét về Mạc Đăng Dung và sự hình thành Bắc triều. + Sự hình thành thế lực PK ở Nam triều. + GV chỉ rõ ranh giới Nam Bắc triều trên lược đồ H: Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều là gì? GV: Nhấn mạnh: Cuộc xung đột giữa các phe phái PK đã đưa đến hình thành: Nam triều, Bắc triều . Một cuộc chiến ác liệt đã diễn ra giữa hai tập đoàn PK thù địch đó là : Chiến tranh Nam - Bắc triều. H: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây ra những hậu quả tai hại nào cho nhân dân? *Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường GV: Yêu cầu HS quan sát hình 49: “Di tích thành nhà Mạc” trong SGK. H: a) Di tích này gắn với sự kiện nào? b) Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào? GV: Kết luận, nhấn mạnh hậu quả của cuộc chiến tranh : mà nhân dân phải gánh chịu . Thái độ chán ghét của nhân dân được thể hiện rõ trong câu ca dao : “Cái Cò lặn lội bờ sông … Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” GV: Trình bày rõ tình hình nước ta sau chiến tranh Nam - Bắc triều: + 1592: Nam triều chiếm được Thăng Long. Nhưng các thế họ Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi tiếp tục chống lại họ Trịnh trong một thời gian. + Lúc đó ở phía Nam của đất nước đã hình thành 1 cơ sở cát cứ của họ Nguyễn. Hoạt động 2(18’):tìm hiểu những nét chính về chiến tranh Trịnh - Nguyễn và hậu quả cuỉa nó H: Vậy thế lực của họ Nguyễn được hình thành ở Đàng Trong như thế nào? GV: Nhấn mạnh ý : Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong xuất phát từ việc tập đoàn họ Trịnh mưu toan cướp đoạt quyền lực họ Nguyễn, buộc Nguyễn Hoàng phải vào trấn thủ ở thuận Hóa, Quảng Nam. Nguyễn Hoàng và con cháu dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng Quảng, ra sức khai phá đất đai, xây dựng TK XVII cuộc chiến tranh giữa 2 thế lực bùng nổ. H: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thê nào? GV nhấn mạnh: Đất nước bị chia cắt đã trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hóa, suy giảm tiềm lực của đất nước. H: Theo em cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn mang tính chất gì? tại sao? HS: Là cuộc chiến tranh phi nghĩa . Vì cả 2 bên tham chiến đều giành giật quyền lơi, địa vị, phân chia đất nước, nhân dân đói khổ. GV dẫn dắt : Lại nói về Đàng Ngoài ngay từ khi chiến tranh Nam - Bắc triều chấm dứt thì nội bộ Nam Tiều đã có sự phân hoá GV: Yêu cầu HS quan sát hình 50: “Phủ Chúa Trịnh”. Mất ổn định rối ren , chính quyền PK TƯ suy yếu , mâu thuẫn sâu sắc -- > bùng nổ các cuộc khởi nghĩa Chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn PK -- > hậu quả Triều đình phong kiến rối lọan, các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau. Do Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua. Do mâu thuẫn nhà Lê >< với nhà Mạc. Gây tổn thất lớn về người và của: - Năm 1570, rất nhiều người bị bắt lính, bắt phu. - Năm 1572 ở Nghệ An mùa màng bị tàn phá, hoang hóa, bệnh dịch… Hs hoạt động nhóm Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng chiến tranh chấm dứt - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền. - Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ, xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quãng Nam. - Đàng ngoài: họ Trịnh xưng Vương gọi là chúa Trịnh, biến Vua Lê thành bù nhìn. - Đàng trong: chúa Nguyễn cai quản - Một dãi đất lớn từ Nghệ An đến Quãng Bình là chiến trường khốc liệt. - Dân ở hai bên sông Gianh phải chuyển đi nơi khác (đọc 2 câu thơ trong SGK). - Sự chia cắt Đàng trong – Đàng ngoài kéo dài tới 200 năm, gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hóa làm suy giảm tiềm lực đất nước. Phi nghĩa giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước. Không ổn định do Chính quyền luôn luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực. 1.Chiến tranh Nam-Bắc triều a.Quá trình hình thành Nam-Bắc triều - 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà MạcBắc triều -1533,Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh HóaNam Triều b.Chiến tranh Nam-Bắc triều Cuộc chiến tranh phi nghĩa 2) Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng ngoài. a . Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong. + 1545: Nguyễn Kim chết. Con rể Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền . Nguyễn Hoàng phải vào trấn thủ vùng Thuận Hóa (1558) và Quảng Nam (1510). Thế lực họ Nguyễn hình thành. b) Chiến tranh và hậu quả. + Chiến tranh kéo dài (1627 - 1672) đánh nhau 7 lần không phân thắng bại. + Lấy S .Gianh là ranh giới chia cắt đất nước: Đàng trong - Đàng ngoài. * Hậu quả: + Đất nước bị chia cắt. + Gây bao đau thương, tổn thất cho dân tộc. * Tính chất: + Là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tình hình chính trị , xã hội không ổn định. + CQ luôn thay đổi : 1505 – 1509 : Lê Uy Mục 1509 – 1516 : Tương Dực. 1516 – 1522 : Lê Chiêu Tông. 1527: Mạc Đăng Dung. + Chiến tranh liên miên: Chiến tranh Nam – Bắc triều (1527 - 1592). Chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 - 1672). + Đời sống nhân dân cực khổ: Nạn đói, mất mùa, lụt lội. Lòng dân liên tiếp nổi dậy đấu tranh. Nhà nước PK tập quyền Lê sơ đã suy yếu. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hãy cho biết tính chất của cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và chiến tranh Trinh – Nguyễn -- > Thực chất là cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn PK Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn -- > Hậu quả : + Kinh tế + Xã hội HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Cảm nhận của em về các cuộc chiến tranh trên( chính nghĩa hay phi nghĩa, mang lại hậu quả hay ý nghĩa gì) HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu bài 23 phần I. Tình hình kinh tế Đàng Trong , Đàng Ngoài: + Nông nghiệp + Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán