Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV phần 2. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn………………. ………………. . Ngày dạy………………………. .

TIẾT 30 - BÀI 16:

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV II- NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn.

- HS hiểu: Sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly đã thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước.

- HS vận dụng: Công cuộc cải cách đất nước.

2. Kĩ năng:

a. Rèn kĩ năng: so sánh, đối chiếu, kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ.

b. Năng lực cần hình thành: So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa

3. Tư tưởng, thái độ

- Thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Có thái độ đúng đắn về nhân vật Hồ Quý Ly.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip…

II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan, . .

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Phương pháp: Trực quan, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS

- Chương trình giáo dục, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập

- Bảng phụ, ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

2. Học sinh

- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

a . Tình hình kinh tế - xã hội nước ta nửa sau TK XIV ?

b. Hoàn thành bảng thống kê sau : Thời gian Tên các cuộc khởi nghĩa Địa bàn hoạt động 1344 1379 1390 1399

3. Dạy và học bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)

- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV: Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần đã suy sụp, xã hội Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng . Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hồ Quý Ly đã lật đổ nhà Trần , thành lập nhà Hồ và thực hiện nhiều cải cách . Đó chính là nội dung của bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

- Mục tiêu:

+ HS biết: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn.

+ HS hiểu: Sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly đã thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước.

- Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1(9’): tìm hiểu sự thành lập của nhà Hồ
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân. H: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào ? GV: Năm 1400: Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ. H: Nêu 1 vài hiểu biết của em về Hồ Quý Ly? GV: Giới thiệu vài nét về Hồ Quý Ly. + Giải thích “Đại Ngu” có nghĩa là “Niềm vui lớn” chứ không phải là “ngu si”. GV cho thảo luận nhóm bàn(5’): H:Có ý kiến cho rằng Hồ Quý Ly là người lộng quyền , dựa vào sự giúp đỡ của người thân , sự sùng ái của nhà vua mà sinh ra dã tâm chiếm ngôi của nhà Trần và việc Hồ Quý Ly lên ngôi là việc làm đáng khinh bỉ” Em có nhận xét gì về nhận định trên ? Quan điểm của em như thế nào ? GVKL: Nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình  Sụp đổ là không tránh khỏi! GV: Chuyển ý sang mục 2. Hoạt động 2(14’): tìm hiểu nội dung cải cách của Hồ Quý Ly
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân. GV giảng: Là một quý tộc, Hồ quý Ly đang là người có quyền thế nhất trong đám hoàng thân quốc thích, có hai bà cô là Hoàng Hậu, vợ lại là công chúa. Vị thế xã hội của ông lại được nhà Trần cân nhắc từ: Khu mật đại sứ, Trung Tuyên quốc thượng hầu lên “Tiêủ tư không tiến phong Đồng Binh Đương sự, Khâm Đức hưng biệt đại vương, quốc tổ chương hoàng ”, tức tột đỉnh của uy quyền thời Trần. Trước tình thế nhà Trần lung lay, ông đã quyết tâm thực hiện cải cách tren nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, VH-GD, quân sự. H : Hồ Quý Ly tiến hành cải cách từ khi nào ? GV : Cải cách của Hồ Quý Ly có thể được coi là cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các mặt
- các lĩnh vực từ chính trị , kinh tế , tài chính , văn hoá , giáo dục H: Về mặt chính trị, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách nào? H: Tại sao Hồ Quý Ly lại thay thế những quan lại họ Trần? H: Việc cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân . . có ý nghĩa gì? H: Em có nhận xét gì về các cải cách về kinh tế?
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường H: Trong các cải cách về kinh tế, xã hội nhà Hồ có thực hiện chính sách hạn điền , hạn nô . Vậy nhà Hồ thực hiện chính sách đó để làm gì ? GV: Hạn điền để khống chế số ruộng đất , nhằm mục đích để cho nông dân có ruộng cày cấy Hạn nô giảm bớt số nô tì trong nước -
- > tăng thêm lực lượng sản xuất H: Hãy nêu những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện sự quan tâm tới người nghèo ? H : Nhận xét về cải cách trong quân sự , quốc phòng của Hồ Quý Ly ? GV: là chính sách tích cực , sáng tạo , thể hiện quyết tâm bảo vệ tổ quốc H : Em có nhận xét , đánh giá như thế nào về tất cả các cải cách của Hồ Quý Ly ? GV: Chuyển : Trong vòng 6, 7 năm thì Hồ Quý Ly đã tiến hành hàng loạt cải cách . Vậy nó có tác dụng ý nghĩa như thế nào
- > phần 3 Hoạt động 3(7’)tìm hiểu ý nghĩa , tác dụng của các cải cách của Hồ Quý Ly đối với dân tộc
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân. H : Theo em các cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa , tác dụng gì ? GV: Tuy nhiên vẫn còn 1 số cải cách chưa phù hợp. H : Lập bảng so sánh các biện pháp cải cách . . . . . . ( Tích cực , hạn chế ) GV : + “Hạn điền” đánh vào nền tảng kinh tế uy quyền chính trị của phong kiến quý tộc . Song cải cách này chỉ là nửa vời. Tuy nó có tiến bộ hơn sở hưu lớn của phong kiến quý tộc, nhưng nó chỉ có tác dụng củng cố quyền lực nhà nước , chứ không phát triển được kinh tế, cải thiện được dân sinh. GV: Chính sách “Hạn nô” đã đánh cả vào thế và lực của PK quý tộc. + Đây cũng là chính sách nửa vời. Đáng nhẽ sản xuất này để góp sức SX XH thì lại “đưa nô xung công” và “xung vào quân dịch” để củng cố chế phong kiến quan liêu. GV bình : mặc dù các cải cách của Hồ Quý Ly còn bộc lộ 1 số hạn chế nhưng về khách quan mà nói trong bối cảnh ấy những cải cách đó là rất tiến bộ -KN tóm tắt sự kiện, phân tích, nhận xét, tổng hợp -1 HS trình bày sự thành lập nhà Hồ Nhà Trần không đủ sức cai trị, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên làm vua năm 1400 -1 HS trình bày theo SGK về Hồ Quý Ly Xuất thân trong gia đình quan lại, có hai người cô lấy vua, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều Trần ( Đại Vương). Trước tình hình nhà Trần lung lay, ông đã quyết tâm thực hiện các biện pháp cải cách trên nhiều lĩnh vực -HS làm việc theo nhóm -KN tóm tắt sự kiện, phân tích, nhận xét, tổng hợp -1 HS trình bày theo SGK
- Hs trả lời -1 HS trình bày những cải cách về chính trị
- Cải tổ đội ngũ võ quan thay thế những võ quan nhà Trần bằng những người không phải họ Trần
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền
- Cử các quan triều đình về thăm hỏi đời sống nông dân ở các lộ
- Vì sợ họ lật đổ ngôi vị của Hồ Quý L -1 HS trình bày ý kiến cá nhân -1 HS trình bày ý kiến cá nhân -1 HS nhận xét, đánh giá
- Hạn chế nô tì đực nuôi của các vương hầu, quý tộc quan lại
- Làm giảm bớt số người, tăng thêm số người sản xuất cho xã hội -1 HS trình bày theo SGK những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện sự quan tâm tới người nghèo -1 HS nhận xét, đánh giá
- HS nhận xét , đánh giá về tất cả các cải cách của Hồ Quý Ly Rất tiến bộ -
- > Chứng tỏ nhà Hồ quan tâm đến đời -KN tóm tắt sự kiện, phân tích, nhận xét, tổng hợp -HS trình bày tác dụng của các cải cách của Hồ Quý Ly -2 HS nhận xét, đánh giá Chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, với lòng dân. Rèn kĩ năng quan sát, hiểu sự kiện lịch sử, nhận xét sự kiện lịch sử.
* Năng lực cần hình thành: Sosánh, phântích, khái quát hóa 1. Nhà Hồ Thành lập.
- Nhà Trần suy yếu
- Năm 1400: Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ.
- Đổi tên nước là: Đại Ngu. 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
* Chính trị:
- Cải tổ hàng ngũ võ quan thay thế các quý tộc thời Trần.
- Quy định cách làm việc của bộ máy cơ quan.
- Cử quan triều đình về thăm hỏi nhân dân.
* Kinh tế:
- 1396 phát hành tiền giấy.
- 1397 ban hành chính sách “Hạn điền”.
- Quy định lại thuế dinh thuế ruộng.
* Xã hội:
- Thực hiện chính sách “Hạn nô”. (1401).
* Văn hóa
- Giáo dục:
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
* Về quân sự:
- Củng cố quân đội, tăng cường quốc phòng.
- Chế tạo vũ khí mới.
- Xây dựng nhiều thành trì mới. 3. ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly.
* Tác dụng :
- Góp phần giải quyết 1 số khó khăn của đất nước -
- > đưa đất nứơc thoát khỏi khủng hoảng , ổ định tình hình xã hội
* Tích cực
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất.
- Nâng cao quyền lực của chính quỳên trung ương.
- Nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tăng thêm nguồn thu nhập cho nhà nước.
* Hạn chế: Chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, với lòng dân.  Hồ Quý Ly là nhà cải cách nổi tiếng có tài, là người yêu nước tha thiết. Sơ kết bài học: Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực . HQL mong ước xây dựng 1 đát nước không giai cấp , quyền lực tập trung để trực tiếp giải quyết các khó khăn trong nước và chống lại các thế lực bên ngoài . Tuy nhiên các cải cách còn quá mạnh so với thời đó ( phép hạn điền , hạn nô ) chính sách tiền tệ ( thu tiền đồng lại để lấy nguyên liệu phục vụ cho quốc phòng là rất cần thiết song việc tiêu tiền giấy lại là 1 vấn đề quá mới mẻ với nhân dân ta lúc bấy giờ do trình độ của người dân còn thấp . mặc dù vậy với những cải cách tiến bộ của mình ông vẫn là nhà cải cách lớn đầu tiên trong lịch sử nước ta và cải cách của ông khiến cho người phải suy nghĩ đánh giá HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Chọn đáp án đáp nhất : a. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới nhà Trần sụp đổ là : A. chính quyền thối nát , vua quan ăn chơi sa đoạ B . mâu thuẫn giữa các tầng lớp với các tầng lớp với triều đình phong kiến ngày càng gay gắt C . nạn đói ngoại xâm đe doạ D . cả 3 đáp án đều đúng b . Nhà Hồ được thàn lập vào thời gian A. 1400 B. 1399 C. 1401 D. 1042 c . Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ A . Đại Việt B . Đại Ngu C . Đại Nam D . Việt Nam HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV: Em có đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ? HS : là 1 người có tài năng ( 1 số cải cách của ông được tiến hành từ khi ông còn làm quan chứ chưa lên ngôi vua) là 1 người yêu nước , tiến bộ là nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử phong kiến. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh về Hồ Quý Ly 4. Hướng dẫn về nhà Chuẩn bị bài tiếp theo Đọc bài 1: Lịch sử Hải Phòng Miền đất Hải Phòng từ thời nhà Đinh đến thời nhà Hồ