Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự phát triển của văn hoá dân tộc nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy……………………….. TIẾT 61- BÀI 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX I- VĂN HỌC,NGHỆ THUẬT I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết:Những tác phẩm văn học,những công trình nghệ thuật tiêu biểu trong thời kì này: Tác giả,nội dung chủ yếu,giá trị - HS hiểu sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX - HS vận dụng: Đánh giá về các thành tựu của văn hóa dân tộc thời kì này. 2.Kĩ năng: a.Rèn kĩ năng: Quan sát,phân tích,nhận xét,sưu tầm ca dao,tục ngũ b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa 3.Tư tưởng,thái độ - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về văn học,nghệ thuật Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. II. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS III.,Chuẩn bị 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Tranh ảnh về các công trình văn hoá,nghệ thuật thời Nguyễn - Bảng phụ 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: * Đời sống của nhân dân t dưới thời Nguyễn? * Thuật lại các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân chống lại triều đình nhà Nguyễn? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử H : Vì sao các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu TK XIX bị thất bại? GV: Mặc dù các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ vì những chính sách phản động ,lỗi thời của nhà Nguyễn nhưng nền văn học,nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII,nửa đầu thế kỉ XIX phát triển hơn bao giờ hết.Đó chính là nội dung của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - HS biết:Những tác phẩm văn học,những công trình nghệ thuật tiêu biểu trong thời kì này: Tác giả,nội dung chủ yếu,giá trị - HS hiểu sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1(17’) : tìm hiểu những đặc điểm chính về văn học nước ta ở thời kì này H: Cuối TK XVIII – Nửa đầu TK XIX nền văn học nước ta có điểm gì đáng chú ý? . H: Văn học dân gian gồm những thể loại nào? Kể 1 vài tác phẩm mà em biết ? H: Em hãy kể tên 1 số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời kỳ này mà em biết? H: Trong số các tác phẩm văn học đó tác phẩm nào tiêu biểu nhất? Tại sao? *Tích hợp với môn ngữ văn GV: Nhấn mạnh: Nội dung Truyện Kiều, Nguyễn Du là một trong những danh nhân văn học thế giới. H: Qua tìm hiểu những tác phẩm, tác giả nói trên em thấy văn học thời kì này có điểm gì mới? GV: Nhấn mạnh điểm mới: là sự xuất hiện một loạt nhà thơ nữ … H: Hiện tượng đó nói lên điều gì? GV: Cho HS đọc 1 đoạn trích thơ, văn của các tác giả trên mà em yêu thích. H: Văn học thời kỳ này phản ánh nội dung gì? GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn(5’) H:Tại sao văn học bác học thời kì này lại phát triển rực rỡ,đạt đến đỉnh cao như vậy? GV: - Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến - Là giai đoạn bão táp cách mạng,sôi động trong lịch sử.Văn học phản ánh hện thực xã hội. Hoạt động 2(18’): tìm hiểu những đặc điểm chính về Nghệ thuật Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường H: Văn nghệ dân gian thời kì này có đặc điểm gì? H: Quê em có những làn điệu dân ca nào? GV: Yêu cầu HS quan sát tranh: Chăn Trâu thổi sáo (H.66 - SGK), Hứng dừa; đánh vật; lợn nái . - Giới thiệu vài nét về dòng tranh Đông Hồ và nội dung bức tranh. H: Qua quan sát và tìm hiểu các bức tranh em có nhận xét gì về đề tài bức tranh dân gian? GV: Nhấn mạnh: Tranh dân dan đậm đà bản sắc dân tộc, nội dung hiện thực, có tính chiến đấu cao, rất độc đáo. H: Hãy kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu thời kỳ này? GV: Cho HS xem ảnh: Chùa Tây Phương, Cố Đô Huế. H: Em có nhận xét gì nghệ thuật kiến trúc thời này? GV : VH – NT thời kỳ này phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú. Thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ sức sống tinh thần của nhân dân ta chống lại ý thức hệ PK nho giáo . Hoạt động 1(17’) : tìm hiểu những đặc điểm chính về văn học nước ta ở thời kì này -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS hoạt động cá nhân trả lời HS: + Tác Giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát, Nguyễn văn Siêu. + Tác Phẩm: Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm Khúc, Cung Oán Ngâm Khúc. HS: Nguyễn Du - Truyện Kiều. -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS hoạt động cá nhân trả lời HS: Phụ nữ dám đứng lên đấu tranh cho quyền sống cơ bản của mình. -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trình bày -Nhận xét Hoạt động 2(18’): tìm hiểu những đặc điểm chính về Nghệ thuật -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS liên hệ thực tế -Quan sát,nhận xét -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS nhận xét,đánh giá HS : Độc đáo, đa dạng, có kiểu KT đặc sắc mái cong, kiểu cung đình, tạo nên sự tôn vinh, cao quý. =>Hình thành năng lực:Nhận xét,đánh giá 1. Văn học - Văn học dân gian phát triển rực rỡ, hình thức phong phú . - Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao : Truyện Kiều, Nguyễn Du. - Nội dung: Phản ánh sâu sắc cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của con người VN. 2. Nghệ thuật - Văn nghệ dân gian phát triển phong phú - Tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, có tính chiến đấu cao dòng tranh Đông Hồ. - Kiến trúc: Chùa Tây Phương, Đình Làng Đình Bảng, Lăng Tẩm, cung điện ở Huế. + Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hòa Sơ kết bài học: Văn học,nghệ thuật thời kỳ này phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú. Thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ sức sống tinh thần của nhân dân ta chống lại ý thức hệ PK nho giáo HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Nối các tác phẩm ở cột A với các tác giả ở cột B sao cho phù hợp A(Tác phẩm) Nối cột B(Tác giả) 1.Truyện Kiều a.Nguyễn Du 2.Chinh phụ ngâm khúc b. Bà Huyện Thanh Quan 3.Qua đèo Ngang c. Hồ Xuân Hương HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Sưu tầm tìm đọc toàn bộ Truyện Kiều Tìm hiểu về các công trình kiến trúc nổi tiếng HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Sưu tầm tranh Đông Hồ một số bức tranh ( Đánh vật, Chăn Trâu thổi sáo, Bà Triệu. . . ) 4. Hướng dẫn về nhà Bài vừa học - Học bài theo SGK và làm vở bài tập Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu mục II-Giáo dục,khoa học-kĩ thuật - Đọc và tìm hiểu về Lê Quý Đôn và Lê Hữu Trác