Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập và làm bài tập lịch sử chương IV. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn……………….………………..Ngày dạy……………………….. TIẾT 43: ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG IV I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết: củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam ở TK XV đầu TK XVI thời Lê sơ. Vận dụng làm bài tập liên quan - HS hiểu: được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở TK XV đầu TK XVI. - HS vận dụng:So sánh điểm giống và khác nhau giữa thời Lê sơ so với thời Lý - Trần. 2.Kĩ năngg: Hệ thống kiến thức, so sánh, đối chiếu, nhận xét, đánh giá. So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa 3.Tư tưởng,thái độ - Lòng tự hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở TK XV - đầu TK XVI. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bảng phụ, Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ. Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý-Trần và thời Lê sơ. Một số tranh ảnh các công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử thời Lê sơ. 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Tạo tình huống học tập(3’) GV: chiếu hình ảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 2. Ôn tập(20’) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1tìm hiểu những nét chính về chính trị GV: Sử dụng sơ đồ: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý - Trần. + Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ. H : Qua quan sát sơ đồ em thấy tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý -Trần và thời Lê sơ có điểm gì giống và khác nhau? +Triều đình?+các đơn vị hành chính. H: Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại thời Lê sơ như thế nào? GV: Thời Lê sơ (Lê Thánh Tông) lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức chủ yếu, là nguyên tắc để tuyển lựa, bổ nhiệm quan lại. H: Nhà nước thời Lê sơ khác nhà nước thời Lý - Trần ở điểm gì? GV: Nhấn mạnh điểm khác: + Thời Lý - Trần: Nhà nước quân chủ quý tộc. + Thời Lê sơ: Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế Hoạt động 2: tìm hiểu những nét chính về pháp luật H: Ở nước ta pháp luật có từ thời nào? GV giảng: Thời Đinh - Tiền Lê, mặc dù nhà nước tồn tại 30 năm nhưng chưa có điều kiện xây dựng pháp luật. + 1402: Sau khi nhà Lý thành lập bộ luật thành văn đầu tiên đã ra đời (Luật Hình Thư) . + Đến thời Lê sơ luật pháp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh (Luật Hồng Đức). H: Pháp luật ra đời có ý nghĩa gì? H: Luật Pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác với luật pháp thời Lý - Trần? GV: Khắc sâu điểm giống, khác nhau giữa pháp luật thời Lê sơ và thời Lý - Trần. Hoạt động 3: tìm hiểu những nét chính về kinh tế: H: Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác với thời Lý Trần? + Về sản xuất nông nghiệp? GV chốt: Đều phát triển, có nhiều thành tựu. Khác: Thời Lê sơ phát triển hơn. H: Thủ công nghiệp như thế nào? H: Thương nghiệp ra sao? GV: Nhấn mạnh: Thời Lê sơ kinh tế đã phát triển mạnh mẽ hơn. Hoạt động 4: tìm hiểu những nét chính về xã hội GV: Gọi 2 HS lên vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ. + Nhận xét về 2 sơ đồ. H: Xã hội thời Lê sơ, thời Lý - Trần có những giai cấp, tầng lớp nào? Có điểm gì khác nhau? GV+ Giai cấp thống trị, giai cấp bị trị, các tầng lớp: Quý tộc, địa chủ. Khác: Thời Lý Trần: Tầng lớp vương hầu, quý tộc rất đông đảo, nắm mọi quyền lực. Tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội. + Thời Lê sơ: Tầng lớp nô tì giảm, địa chủ tăng. GV nhấn mạnh: Thời Lý - Trần Quan hệ csản xuất phong kiến đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt, đến thời Lê quan hệ sản xuất PK được xác lập vững chắc. Hoạt động 5: Tìm hiểu những nét chính về Văn hóa, Giáo dục, Khoa học, Nghệ thuật. H: Trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào? So với thời Lý - Trần có gì khác? H: Văn học thời Lê sơ phản ánh nội dung gì? H: Em có nhận xét gì về văn hóa, giáo dục, khóa học, nghệ thuật thời Lê sơ? GV kết luận: Phát triển, phong phú, đa dạng có nhiều tác phẩm giá trị. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc điêu luyện, nhiều công trình lớn. -So sánh,đánh giá GV: Giống: đều xây dựng nhà nước tập quyền . + Khác: Thời Lý -Trần bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ. Thời Lê sơ: Bộ máy nhà nước tập quyền đã kiện toàn, hoàn chỉnh nhất. Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp Thừa tuyên và cấp xã. -Tái hiện kiến thức đã học -So sánh,đánh giá -Tái hiện kiến thức đã học -So sánh,đánh giá -So sánh,đánh giá -Tái hiện kiến thức đã học -So sánh,đánh giá -So sánh,đánh giá -1 HS nhận xét về văn hóa, giáo dục, khóa học, nghệ thuật thời Lê sơ Rèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử. *Năng lực cần hình thành: khái quát hóa + Về GD, thi cử: + Về Văn học + Về khoa học, nghệ thuật. 1. Về mặt chính trị: - Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn: + Trung ương: Bộ máy nhà nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn. + Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt cấp Thừa tuyên, cấp xã. + Cách đào tạo, bổ dụng quan lại: Lấy học tập, thi cử làm phương thức, là nguyên tắc chủ yếu. Nhà nước thời Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế. 2. Pháp luật. - Ngày càng hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ. 3. Kinh tế: a) Nông nghiệp: - Mở rộng điện tích đất trồng. - Xây dựng đê điều. - Sự phân hóa chiếm hữu ruộng đất ngày càng sâu sắc. b) Thủ công nghiệp: - Phát triển mạnh ngành nghề truyền thống . c) Thương nghiệp: - Chợ phát triển. 4. Xã hội: - Phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc. 5. Văn hóa, Giáo dục, Khoa học, Nghệ thuật. - Quan tâm phát triển GD. - Văn học yêu nước. - Nhiều công trình khoa học, nghệ thuật có giá trị. 2.Làm bài tập lịch sử(21’) * Bài tập 1: Hỏi :a. Nêu khái quát tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta ? b. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh kéo dài bao lâu? c. Vì sao nhà Hồ thất bại? HS: a. Tội ác của giặc Minh: Giết người, cướp của, bóc lột. áp bức nhân dân ta. b. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ kéo dài 11/1406 - 6/1407. c. Nguyên nhân thất bại: Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân. Bài tập 2: Hỏi a. Nêu tên và địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa, chống quân Minh xâm lược (trước cuộc khởi Lam Sơn). b. Kết quả? HS a. Tên, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa chống Minh: - Khởi nghĩa: Trần Ngỗi: Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam . - Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa . b. Kết quả: Thất bại Bài tập 3: Hỏi : Bài học lịch sử đắt giá nhất rút ra từ cuộc kháng chiến của nhà Hồ và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (Trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) là gì? HS :Bài học lịch sử: Tinh thần đoàn kết. Bài Tập 4: Hỏi Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1428 - 1427) có thể chia làm mấy giai đoạn? Nêu nhiệm vụ và đặc điểm của từng giai đoạn? GV: Phát phiếu học tập cho HS: HS: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1(1418-1423) có nhiều khó khăn, nguy nan; (cầm cự). + Giai đoạn 2 (1424-1426) tiến vào Nghệ An. Giải phóng Thanh Hóa Đèo Hải Vân và tién quân ra Bắc. + Giai đoạn 3 (Cuối 1426- cuối 1427): Phản công giành thắng lợi hoàn toàn. Bài tập 5: Hỏi Điền những sự kiện chính, những chiến thắng lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong bảng sau: Thời gian Sự kiện, chiến thắng lớn 1416 7-2-1418 1419 1421 Hè 1423 9- 1426 7 . 11 .1426 8 - 10 -1427 10-12-1427 .............................................. .............................................. .............................................. .............................................. .............................................. .............................................. ............................................. .............................................. ............................................ HS - 1416: Hội thề Lùng Nhai. + 7/2/1418: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. + 1419: Nghĩa quân rút lui về núi Chí Linh + 1421: Nghĩa quân rút lui núi Chí Linh 3. 1423: Lê Lợi tạm hòa với quân Minh. 9/1426: Lê Lợi tiến quân ra Bắc. 7/11/1426: Chiến thắng ở Tốt Động, Chúc Động. 8/10/1427: Chiến thắng Chi Lăng. Bài tập 6: Hỏi Em hãy chứng minh: Nhà nước Lê sơ (1428 - 1527) là một nhà nước phong kiến vững mạnh được thể hiện qua các mặt sau: a) Tổ chức nhà nước (Đặc điểm nổi bật nhất). b) Tuyển dung và bổ nhiệm quan lại (Nêu phương pháp tuyển dụng và bổ nhiệm). c) Việc sắp xếp các đơn vị hành chính. d) Xây dựng luật pháp (Tính chất của bộ luật Hồng Đức ). e) Tổ chức quân đội. GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm bài HS: a) Tổ chức nhà nước: - Là nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh (Quân chủ quan liêu chuyên chế). b. Tuyển dụng, bổ nhiệm quan lại - Lấy học tập, thi cử là nguyên tắc, phương thức. c. Việc sắp xếp các đơn vị hành chính: quy củ, chặt chẽ đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã. d. Xây dựng luật pháp: - Bộ luật Hông Đức là bộ luật hoàn chỉnh vừa manh tính giai cấp và mang tính dân tộc, có nhiều điểm tiến bộ. e. Tổ chức quân đội: - Là lực lượng hùng mạnh, tổ chức chặt chẽ, luyện tập chu đáo. 3. Hoạt động vận dụng,mở rộng tìm tòi(1’) Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo Bài vừa học - Học bài theo SGK và làm vở bài tập Chuẩn bị bài tiếp theo - Ôn tập lại các kiến thức đã học - Chuẩn bị bài mới : Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền