Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tự lập. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần: 11 Tiết: 11 Bài 10 TỰ LẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tự lập. - Nêu được biểu hiện của người có tính tự lập. - Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập. 2. Kĩ năng: Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt. 3. Thái độ: - Ưa thích tính tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại dựa dẫm vào người khác. - Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng thu nhập và xử lý thông tin. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng tư duy phê phán. III.CHUẨN BỊ : - GV : - SGK, SGVGDCD 8. - Một số tấm gương về học sinh nghèo vượt khó tự lập vươn lên. - HS: Giấy thảo luận, bút dạ. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư¬ ? - Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư¬ có ý nghĩa gì? 3. Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Giáo viên cho hs quan sát tranh ? Quan sát bức tranh trên em nhớ tới câu chuyên cổ tích nào? TL: Sự tích quả dưa hấu ? Trong truyện cổ tích trên em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? HS trả lời từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là tự lập. - Nêu được biểu hiện của người có tính tự lập. - Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo *Truyện kể về ai? Về vấn đề gì? *Hành trang của Bác đi tìm đường cứu nước là gì? *Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng? Giáo viên :Bác Hồ là người tự lập. *Vậy tự lập là gì? HS quan sát SGK trả lời. Bổ sung ý kiến HS quan sát SGK trả lời. Bổ sung ý kiến Nghe hiểu trả lời. I-Đặt vấn đề. - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước . - Hai bàn tay trắng. - Thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn gian khổ, tự làm lấy giải quyết của công việc của mình. Không dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. *Tìm những hành vi trái ngược với tự lập? *Tìm câu tục ngữ nói về người có hành vi trên? *Em hãy nêu biểu hiện của tính tự lập? *Hiện nay có nhiều học sinh sinh viên nghèo vượt khó em có suy nghĩ gì về việc làm của họ? *Vậy tự lập có ý nghĩa gì? Cho HS thảo luận cả lớp: *Là học sinh em cần phải làm gì để có tính tự lập? *Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh? Suy nghĩ – trả lời Bổ sung ý kiến Suy nghĩ – trả lời Bổ sung ý kiến Há miệng chờ sung. Suy nghĩ – trả lời Bổ sung ý kiến -Thông cảm chia sẻ. -Khâm phục ý chí tự lập. -cần tạo điều kiện cho họ. Suy nghĩ – trả lời Bổ sung ý kiến Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh. II-Nội dung bài học. 1.Tự lập. * Trái với tự lập. - Nhút nhát. - Lo sợ. - Ngại khó. - ỷ lại dựa dẫm. - Phụ thuộc người khác. 2.Biểu hiện của tính tự lập. -Tự tin. - Bản lĩnh. - Vượt khó khăn gian khổ. - Có ý chí nỗ lực phấn đấu kiên trì, bền bỉ. 3.ý nghĩa. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng được nhận sự kính trọng của mọi người. - Rèn luyện từ nhỏ. - Trong học tập. - Trong công việc. - Trong sinh họat hằng ngày. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Giáo viên phát biểu có mẵu kế hoạch cả lớp điền vào kế hoạch của mình lên bảng trình bày. Giáo viên kết luận. *Tổ chức trò chơi tiếp sức (5’). Chia lớp làm 2 nhóm: Nhóm 1: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lự lập. Nhóm 2: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về hành vi không tự lập. -Giáo viên nhận xét : Về thời gian. Về chữ viết… *Trò chơi thi kể chuyện Kề một câu chuyện về người có tinh thần tự lập. -Các em kể chuện phải diễn cảm. -Nếu câu chuyện hay đơn giản yêu cầu học sinh đóng vai. -Cả lớp điền vào kế hoạch của mình lên bảng trình bày. Học sinh nhận xét Nhóm 1 thực hiện. Nhóm 2 thực hiện. Mỗi nhóm cử từng người 1 lên bảng trình bày, người này làm xong người khác tiếp tục… III-Bài tập. Bài tập 2: Tán thành với ý kiến: c, d, đ, e. Không tán thành ý kiến: a, b. Bài tập 5: Học sinh tự làm. Bài tập 4: Nhóm 1: - Tự lực cánh sinh. - Có bụng ăn có bụng lo. - Có thân phải lập thân. … Nhóm 2: - Há miệng chờ sung. - Con mèo nằm bếp co ro. ít ăn nên mới it lo it làm. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo * Yêu cầu Hs xử lý tình huống: Hồng là con một trong gia đình, nên ở nhà Hồng không phải làm gì cả, quần áo cũng được mẹ giặt cho. Không những thế, mặc dù nhà cách trường có 2 km nhưng hôm nào bố mẹ cũng phải đưa đón Hồng đi học bằng xe máy. Thấy vậy Thuý hỏi bạn: - Sao cậu đã là học sinh lớp 8 rồi mà vẫn không tự đi xe đạp đến trường và tự giặt quần áo được à ? Hồng hồn nhiên trả lời : - Mình là con một mà. Bố mẹ không chăm cho mình thì còn chăm cho ai nữa. Với lại chúng mình vẫn còn nhỏ, bố mẹ chăm sóc như vậy là đương nhiên thôi. Câu hỏi: 1/ Em có tán thành với suy nghĩ của Hồng không ? Vì sao ? 2/ Nếu là Thuý, em sẽ nói gì vói Hồng? Lời giải: 1/ Em không tán thành với suy nghĩ của Hồng. Vì suy nghĩ của Hồng rất ích kỉ, cho rằng mình là con một, sẽ không phải làm gì, bố mẹ tự lo. 2/ Nếu là Thúy, em sẽ khuyên Hồng: Bố mẹ không thể lo cho mình cả đời, vậy nên mỗi ngày tích lũy chúng ta phải tự làm những công việc từ nhỏ đến lớn. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hãy tìm những tấm gương tự lập trong cuộc sống xung quanh em, quan sát để thấy những người (hay những bạn) đó chủ động, vượt khó trong học tập và tự thu xếp cuộc sống cá nhân, gia đình như thế nào. Hãy nêu cảm nghĩ của em về một bạn có tính tự lập trong lớp em hoặc trường em (nếu có). 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Chuẩn bị bài mới : Lao động tự giác và sáng tạo. V/ Tự rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................