Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lao động tự giác và sáng tạo. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần: 12 Tiết: 12, 13 Bài 11 LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo. - Nêu được những biểu hiện của sự tự giác sáng tạo trong lao động, trong học tập. - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác sáng tạo. 2. Kĩ năng: Biết lập kế hoạch học tập, lao động biết điều chỉnh lựa chọn các biện pháp cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động và học tập . 3. Thái độ: - Tích cực tự giác và sáng tạo trong học tập lao động - Quý trọng những người tự giác sáng tạo trong học tập và lao động phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng so sánh và phân tích. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. III.CHUẨN BỊ : - GV : SGK, SGVGDCD 8.Truyện người tốt việc tốt. - HS : Giấy thảo luận, bút dạ. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tự lập có ý nghĩa gì? - Em hãy nêu biểu hiện của tính tự lập? 3. Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. GV đọc câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen. Và đặt câu hỏi: Câu tục ngữ này nói về lĩnh vực gì? Ý nghĩa của nó? Để hiểu rõ tầm quan trọng của lao động đối với con người, chúng ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là lao động tự giác, sáng tạo. - những biểu hiện của sự tự giác sáng tạo trong lao động, trong học tập. - ý nghĩa của lao động tự giác sáng tạo. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Đọc truyện. Thảo luận nhóm: Chia lớp làm 3 nhóm, thảo luận 3 vấn đề : Nhóm 1: *Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng? Nhóm 2: *Hậu quả việc làm của ông? Nhóm 3: *Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó? Giáo viên nhận xét bổ sung. 3 nhóm, thảo luận 3 vấn đề : Nhóm 1 thảo luận Nhóm 2 thảo luận Nhóm 3 thảo luận Các nhóm thảo luận ghi chép, trình bày, nhận xét. I-Đặt vấn đề. 1.Truyện đọc : Ngôi nhà không hoàn hảo. Nhóm 1: Thái độ trước đây. - Tận tụy. - Tự giác. - Nghiêm túc thực hiện quy trình, kỷ thuật, kỷ luật. - Thành quả lao động hoàn hảo. *Thái độ khi làm nhà cuối cùng: -Không dành tâm trí cho công việc. -Tâm trạng mệt mỏi. -Không khéo léo, tinh xảo. -Sử dụng vật liệu cẩu thả. -Không đảm bảo quy trình kỷ thuật. Nhóm 2: Hậu quả : Ông phải hổ thẹn. -Đó là ngôi nhà không hoàn hảo. Nhóm 3: Nguyên nhân: -Thiếu tự giác. -Không có kỷ luật lao động . -Không chú ý đến kỷ thuật *Tại sao nói lao động là điều kiện phương tiện để con người, xã hội phát triển ? *Nếu con người không lao động thì điều kiện gì sẽ xảy ra? *Có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức gì? - Học sinh thảo luận. Đại diện trả lời. Nhận xét, bổ sung ý kiến - Học sinh thảo luận. Đại diện trả lời. Nhận xét, bổ sung ý kiến - Học sinh thảo luận. Đại diện trả lời. Nhận xét, bổ sung ý kiến 2.Đặt vấn đề tình huống. - Lao động giúp con người hoàn thiện về phẩm chất và đạo đức tâm lí tình cảm. - Con người phát triển về năng lực. - Làm ra của cải cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người. - Con người không có cái ăn, cái mặc, cái để ở…không có cái gì để vui để giải trí. - Lao động trí óc và lao động chân tay. TIẾT 2 *Thế nào là lao động tự giác? Lấy ví dụ? *Thế nào là lao động sáng tạo? *Lấy ví dụ? *Em hãy nêu biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo? *Tại sao phải tự giác sáng tạo? *Giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo có mối quan hệ như thế nào? *Lao động tự giác sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? *Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập trong lao động ? GV cho học sinh tự liên hệ bản thân? -Chủ động khi làm mọi việc -Không đợi ai nhắc nhở -không bị ai ép buộc hoặc áp lực nào - Tự giác học bài, làm bài, thực hiện đúng nội qui của lớp và nhà trường đề ra. Tự giác tham gia công việc giúp gia đình, tự giác giặt quần áo… -Suy nghĩ, cải tiến -Phát hiện cái mới, cái hiện đại các quy trình trong lao động -Tiết kiệm, năng suất cao, chất lượng hiệu quả Nhiệt tình tham gia mọi công việc -Suy nghĩ, cải tiến,đổi mới các phương pháp,trao đổi kinh nghiệm. - Tiếp cận cái mới,cái hiện đại của thời đại ngày nay Học sinh suy nghĩ, trả lời Bổ sung ý kiến - Chỉ có tự giác mới vui vẻ, tự tin và có hiệu quả, tự giác là điều kiện của sáng tạo. Ý thức tự giác, óc sáng tạo là động cơ bên trong của các hoạt động tạo ra sự say mê, tinh thần vượt khó trong học tập và lao động. Học sinh suy nghĩ, trả lời Bổ sung ý kiến Học sinh suy nghĩ, trả lời Bổ sung ý kiến II-Nội dung bài học. 1.Lao động tự giác: SGK 2.Lao động sáng tạo SGK - Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động. - Nhiệt tình tham gia mọi công việc. - Suy nghĩ cải tiến đổi mới các phương pháp trao đổi kinh nghiệm. - Tiếp cận cái mới, cái hiện đại của thời đại ngày nay. + Không tự giác sáng tạo thì không tiếp cận với sự tiến bộ của nhân loại. -Để xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước. -Không ngừng được hoàn thiện nhân cách. +Chỉ có tự giác mới vui vẻ tự tin và có hiệu quả, tự giác là điều kiện của sáng tạo . Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. 3.ý nghĩa. -Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục. -Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. -Chất lượng học tập lao động sẽ được nâng cao. 4. Phương hướng rèn luyện . -Có kế hoạch rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập, lao động . -rèn luyện hàng ngày thường xuyên. Kết luận toàn bài: Lao động là điều kiện và phương tiện để con người tồn tại và phát triển. vì vậy mọi người phải có ý thức tự giác sáng tạo. HS chúng ta cần phải bết rèn luyện lâu dài,bền bĩ phải có ý thức vượt khó,học hỏi để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. *nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo, thiếu tự giác? Học sinh làm bài tập 1. Học sinh suy nghĩ, trả lời Bổ sung ý kiến Học sinh suy nghĩ, trả lời Bổ sung ý kiến III-Bài tập. Bài tập 1: *biểu hiện tự giác sáng tạo: -Tự giác trong học tập làm bài. -Thực hiện nội qui của trường. -Có kế hoạch rèn luyện . -Có suy nghĩ cải tiến phương pháp . -Nghiêm khắc sửa chữa sai trái. *biểu hiện không tự giác: -Lối sống tự do cá nhân. -Cẩu thả ngại khó. -buông thả lười nhác suy nghĩ. -Thiếu trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội. Bài tập 2 + 3: -Học tập không đạt kết quả cao . -Chán nản dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. -ảnh hưởng đến bản thân gia đình xã hội. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Tổ chức trò chơi : Chia lớp làm 2 nhóm cùng tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động . Nhóm nào làm được nhiều hơn sẽ thắng. * GỢI Ý *Tục ngữ: -Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. -Chân lấm tay bùn. -Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. *Ca dao: Cày đồng đang biểu thứcổi ban trưa Mồi hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Sưu tầm một số câu chuyện về những tấm gương tự giác và sáng tạo trong đời sống, qua sách vở… 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Nhắc lại nội dung bài học. - Làm các bài tập trong SGK. - Chuẩn bị bài mới : Bài 12 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. V/ Tự rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................