Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tôn trọng người khác. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tiết 3 Tuần 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC I.MỤC TIÊU: 1. kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác . - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác . - Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác . 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác. - Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: - Đồng tình ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác. - Phản đối hành vi thiếu tôn trọng người khác. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng so sánh và phân tích. - Kĩ năng tư duy phế phán. III.CHUẨN BỊ : GV: Sgk. Sgv gdcd 8. Truyện dân gian Việt Nam . HS: Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này . IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn ®Þnh tæ chøc: 2. KiÓm tra bµi cò : - Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ? - Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết . 3. D¹y bµi míi : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. GV: Đưa ra các tình huống TH1: Em Hà ở TP Hải Phòng nhặt được ví tiền, nhờ công an trả lại người mất. TH2: Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm luật giao thông. ? Những hành vi trên thể hiện đức tính gì? GV: để hiểu hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là tôn trọng người khác . - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác . - Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác . Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề Thảo luận tìm hiểu vấn đề. GV: Gọi học sinh đọc tình huống. - Chia lớp thành 3 nhóm, ghi câu hỏi thảo luận ở bảng phụ để cả lớp theo dõi. - Nhóm 1:: + Nhận xét cách cư xử, thái độ và việc làm của bạn Mai. + Hành vi của Mai được mọi người đối xử như thế nào? - Nhóm 2: + Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải? + Suy nghĩ của Hải như thế nào? Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì? - Nhóm3:: + Nhận xét việc làm của Quân và Hùng? + Việc làm đó thể hiện đức tính gì? - Học sinh đọc tình huống. - Các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày. - Nhóm 1: Mai là học sinh giỏi 7 năm liền nhưng không kiêu căng, coi thường người khác. Lễ phép, chan hoà, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình, vô tư, gương mẫu chấp hành nội qui. Mai được mọi người tôn trọng quí mến. - Nhóm 2: Các bạn trong lớp trêu chọc Hải vì em da đen. Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha. Hải biết tôn trọng cha mình. - Nhóm 3: Quân và Hùng đọc truyện cười trong giờ văn. Quân và Hùng thiếu sự tôn trọng người khác. I: Đặt vấn đề: Mai: - Không kiêu căng - Lễ phép - Sống chan hòa, cỡi mở - Gương mẫu. Hải: - Học giỏi , tốt bụng - Tự hào vê nguồn gốc của mình Quân và Hùng - Cười trong giờ học - Làm việc riêng trong lớp. Hành vi của Mai và Hải Tôn trọng người khác. GV: Chúng ta phải luôn lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn, không chê bai chế giễu người khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái. Tìm hiểu nội dung bài học. ? Qua phần đặt vấn đề trên em nào cho biết thế nào là tôn trọng người khác? ? Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? ? Ý nghĩa của tôn trọng người khác đối với cuộc sống hàng ngày? ? Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào? GV kết luận: Là học sinh THCS các em biết rèn luyện đức tính tôn trọng người khác. Nêu gương tốt, phê phán cái xấu, biết điều chỉnh hành vi của mình để góp phần cho gia đình, nhà trường và xã hội tốt đẹp hơn. Học sinh đọc tình huống. Thảo luận và trả lời. Bổ sung ý kiến HS trình bày HS trình bày II: Nội dung bài học. 1. Khái niệm: -Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác. -Thể hiện lối sống có văn hoá với mọi người.. 2. Ý nghĩa - Tôn trọng người khác mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. - Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. 3. Cách rèn luyện: - Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi. - Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Bài tập 1: Bài tập 2: GV cần phân tích và chỉ rõ vì sao ý kiến a không đúng. Bài tập 3: Gv gợi ý cho học sinh làm bài. Bài tập 4: - Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Khó mà biết lẽ, biết lời Biết ăn biết ở hơn người giàu sang III: Bài tập Bài tập Hành vi thể hiện tôn trọng người khác : a , g , i. Bài tập 2. ý kiến a sai ý kiến b ,c, đúng ( dựa vào khái niệm để lí giải.) HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Liên hệ thực tế, tìm hiểu hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác. GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh hơn. - Ghi bài tập ở bảng phụ sẵn. Bài tập: Điền vào ô trống: Hành vi. Tôn trọng người khác Không tôn trọng người khác Ở gia đình Ở nhà trường Ở nơi công cộng. GV giảng giải thêm: Tôn trọng người khác còn thêt hiện ở các việc làm như: không xâm phạm tài sản, thư từ,nhật kí, sự riêng tư của người khác, tôn trong sở thích, bản sắc riêng của người khác - Mỗi tổ chọn 1 em nhanh nhất lên bảng. Hành vi. Tôn trọng người khác Không tôn trọng người khác Ở gia đình Vâng lời bố mẹ Xấu hổ vì bố đạp xích lô Ở nhà trường Giúp đỡ bạn bè Chê bạn nhà nghèo Ở nơi công cộng. Nhường chỗ cho người già ở trên xe buýt Dẫm lên cỏ, đùa nghịch trong công viên HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng người khác. 4 Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài . - Học nội dung, ý nghĩa. - Chuẩn bị bài mới: Giữ chữ tín. V/ Tự rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................