Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần: 24 Tiết: 24 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC . I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu nội dung của quyền sở hữu - Biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân . 2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu . 3. Thái độ: - Hình thành bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng so sánh và phân tích. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. III.CHUẨN BỊ : a. GV: Phiếu thảo luận, bảng phụ.Tranh ảnh. b. HS: Giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (4') - Nêu một số quy định về phòng ngừa các tai nạn vũ khí cháy ,nổ và các chất độc hại .- Nêu nhiệm vụ của công dân 3. Dạy nội dung bài mới (35') HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. - GV cầm trong tay quyển sách GDCD8 và nói: Quyển sách này của cô, tức là GV khẳng định điều gì với cuốn sách. - HS cầm trong tay cây bút và nói: Cây bút của em, HS khẳng định điều gì với cây bút. HS: Trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV: Qua đó dẫn vào bài mới.(1p) HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: nội dung của quyền sở hữu - Biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân . Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo -Gọi hs đọc mục đvđ -Tổ chức thảo luận nhóm -Câu hỏi thảo luận: Nhóm 1,2 ?.Những người sau đây Có quyền gì? 1. Người chủ chiếc xe máy 2. Người được giao giữ xe. 3. Người mượn xe a. Gĩư gìn bảo quản xe b. Sử dụng xe để đi c. Bán, tặng, cho người khác. Nhóm 3,4 Người chủ xe máy có quyền gì?(chọn các mục tương ứng) 1.Cất giữ trong nhà 2. Dùng để đi lại, chở hàng 3. Bán, tặng, cho mượn a. Chiếm hữu b. Sử dụng c. Định đoạt Nhóm 5,6 - Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An hay không? Vì sao? - Ông An có quyền bán bình cổ không? Vì sao? - GV Nhận xét, đánh giá - Qua tìm hiểu phần đặt vấn đề các em hãy cho cô biết thế nào là quyền sở hữu và quyền sở hữu gồm có những quyền nào? -Trong 3 quyền thì quyền nào là quan trọng nhất ? GV nhận xét – tổng kết -Giải thích : điều 173 Bộ luật dân sự -Chủ sở hữu có 3 quyền và qui định quyền định đoạt là quan trọng nhất + Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản. + Định đoạt là quyết định số phận tài sản. + Sử dụng là khai thác giá trị sử dụng của tài sản đó phục vụ nhu cầu của con người . -Gọi hs đọc mục 1 phần nộidung GV nhận xét – tổng kết Hs thảo luận Đại diện trình ; các nhóm còn lại nhận xét bổ sung . => 1- c , 2- a, 3-b. 1- a, 2- b, 3- c - thuộc về nhà nước vì tài sản đây là của nhà nước - Không, chủ sở hữu bình cổ mới có quyền bán bình cổ.đó là cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng. => là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình; +Quyền chiếm hữu +Quyền sử dụng +Quyền định đoạt - Quyền định đoạt 1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? - QSHTS của công dân là quyền của công dân(chủ sở hữu) đốivới tài sản thuộc sở hữu của mình. - Quyền sở hữu tài sản bao gồm: + Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ tài sản, quản lí tài sản. + Quyền sử dụng là quyền khaithác giá trịsử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó. + Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế.v.v. - Công dân co quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn tài sản khác trong doanh nghiệp hoăc trong tổ chức kinh tế . *Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân. - Thu nhập hợp pháp - Của cải để dành, nhà ở - Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất - Vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp, hoặc trong tổ chức kinh tế - Hãy kể các tài sản mà theo em thuộc quyền sở hữu của công dân Liên hệ thực tế ở gia đình các em -Gia đình em có những loại tài sản gì? GV nhận xét - tổng kết GV cho HS đọc điều 58 PH 1992 GV giải thích - Vậy em nào cho cô biết công dân được quyền sở hữu những loại tài sản nào ? GV nhận xét - tổng kết cho học ghi bài. Gv: chuyển ý Đối với tài sản của người khác thì mọi người phải có nghĩa vụ gì chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2 của bài. => Nhà cửa, xe cộ, vốn kinh doanh, của cải để dành.v.v. Trình bày kết quả Các HS khác nhận xét bổ sung. 2:Xác định những tài sản thuộc quyền công dân.(10p) - Nhà cửa, xe cộ, vốn kinh doanh, của cải để dành.v.v. - xe máy,tivi,v.v. Yêu cầu hs đọc điều 58 HP 1992, điều 175 BLHS. - Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác? - Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩmchất đạo đức nào của công dân ? - Được thể hiện qua những hành vi nào ? - Nêu những hành vi thiếu tôn trọng tài sản của người khác ? GV cung cấp cho HS 1 số vụ trộm.lường gạt chiếm đoạt tài sản của công dân GV cho HS xem điều 58 HP 1992 ; điều 175,178 luật dân sự. - Vậy công dân có Nghĩa vụ gì đối tài sản của người khác? => vì đó là tài sản thuộc sở hữu củahọ. Họ làm ra bằng mồ hôi, sức lao động của họ. => trung thực, liêm khiết. => Nhặt được của rơi trả lại.Khi vay nợ phải trả đúng hẹn,đầy đủ mượn đồ của người khác phải giữ gìn và trả.v.v. 3. Nghĩa vụ của công dân - Có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức.v.v. - Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân GV: Kết luận Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Việc đăng kí quyền sở hữu đối với tài sản có giá trị là cơ sở để Nhà nước quản lí và có biện pháp bảo vệ thích hợp khi có sự bất thường xảy ra. Tăng cường và coi trọng, bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền sở hữu của công dân. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Câu 1 trang 67 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là tài sản nhà nước? Thế nào là lợi ích công cộng? Nêu ví dụ. Câu 2 trang 67 SBT GDCD 8: Em hãy cho biết, công dân có nghĩa vụ như thế nào trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? HS thảo luận và trả lời cá nhân HS thảo luận và trả lời cá nhân Tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí. Gồm: đất đai, rừng núi, tài nguyên trong lòng đất... Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Không được xâm phạm hoặc lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng. Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, hợp lí, không được lợi dụng của công để làm việc tư. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Tình huống: Tài và Định đang đi xe đạp trên đường bỗng nhìn thấy một chiếc ví của ai đó đánh rơi. Hai bạn nhặt lên, mở ra xem thấy trong đó có 700.000 đồng và một số giấy tờ khác. - Tài bảo Định : “Chúng mình nên mang ví đến đồn công an để trả lại cho người mất”. - Định nói: “Chúng mình nhặt được ví người ta đánh rơi chứ có lấy cắp đâu. Theo tớ, cứ lấy hết số tiền này, còn ví thì trả lại nguyên chỗ cũ”. Câu hỏi: 1/ Tài và Định có quyền lấy tiền trong ví đó không? Vì sao? 2/ Em sẽ xử sự thế nào nếu gặp trường hợp tương tự? Lời giải: 1/ Cả số tiền và ví đều không phải của Tài và Định nên hai bạn không có quyền sử dụng nó. 2/ Nếu gặp trường hợp giống hai bạn, em sẽ tìm cách liên hệ để trả lại cho người bị mất. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2p) - Học nội dung bài học. - Làm các bài tập SGK - Chuẩn bị cho tiết sau học bài “ Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng” V/ Tự rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................