Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần: 25 Tiết: 25 BÀI 17 : NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được tài sản của nhà nước bao gồm những gì. - Một số quy định của nhà nước về bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 2. Kĩ năng: - HS biết bảo vệ, tôn trọng TS của nhà nước, lợi ích công cộng. 3. Thái độ: - HS tuân theo các quy định của PL và đấu tranh chống các hành vi xâm phạm tài sản. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng so sánh và phân tích. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. III.CHUẨN BỊ : a. GV: Phiếu thảo luận, bảng phụ.Tranh ảnh. HP 1992, Bộ luật hình sự ... b. HS: Giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (4') - Quyền sở hữu của công dân là gì? - Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền gì? 3. Dạy nội dung bài mới (35') HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. – Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng (SGK GDCD 8), GV có thể tổ chức cho HS đóng vai theo các tình huống sau: Tình huống 1: Trên đường đi học, em phát hiện thấy có mấy người đang cưa trộm cây trong rừng. Em đã làm gì? Tình huống 2: Em cùng bạn đi rừng nhặt củi. Trời lạnh, mấy đứa rử nhau đốt lửa sưởi, chẳng may lửa cháy lan sang cả những cây xung quanh … Em nên làm gì trong tình huống đó? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: tài sản của nhà nước bao gồm những gì. - Một số quy định của nhà nước về bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Gv: Hãy kể tên những tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng? Gv: Tài sản nhà nước là gì?. Gv: Cho Hs làm một số bài tập ở sách những tình huống Gv: Lợi ích công cộng là gì?. Gv: Vì sao nói TSNN và LICC là cơ sở để phát triển kinh tế của đất nước. TS nhà nước Lợi ích công cộng - Đất đai. - Rừng núi. - Sông hồ, nguồn nước. - TN trong lòng đất... - Vốn và các tài sản khác do NN đầu tư vào các lĩnh vực.... - Đường sá. - Cầu cống. - Bệnh viện. - Trường học. - Công viên. - Nhà văn hoá. - Khu du lịch... 1. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng: - Tài sản nhà nước: là tất cả những tài sản mà HP và PL quy định là của nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. - Lợi ích công cộng: là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. * Tài sản NN và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của XH để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Gv: Khi nào thì công dân được sử dụng tài sản của nhà nước?. Gv: Nhà nước ta đã có những quy định gì để bảo vệ tài sản của nhà nước?. Gv: CD và HS cần có trách nhiệm gì đối với tài sản của nhà nước?. Gv: Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ. Gv: Nhà nước ta đã có những biện pháp gì nhằm bảo vệ Ts và lợi ích công cộng?. - Khi được nhà nước giao nhiệm vụ quản lí, sử dụng thì phải bảo quản, giữ gìn không được tham ô, lãng phí. - HS: Nghiêm chỉnh thực hiện các nội quy của trường, lớp, nơi ở. Giúp các cơ quan bảo vệ tài sản nhà nước. Học sinh suy nghĩ trả lời Bổ sung ý kiến 2. Nghĩa vụ của công dân: - Phải tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. - Không được xâm phạm TSNN. - Khi được nhà nước giao nhiệm vụ quản lí, sử dụng thì phải bảo quản, giữ gìn không được tham ô, lãng phí. - Nghiêm chỉnh thực hiện các nội quy của trường, lớp, nơi ở. Giúp các cơ quan bảo vệ tài sản nhà nước. 3. Trách nhiệm của nhà nước: SGK Kết luận Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là CSVC của XH để phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn , bảo vệ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong XH để xây dựng XH mới ngày càng văn minh tiến bộ. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Câu 1 trang 67 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là tài sản nhà nước? Thế nào là lợi ích công cộng? Nêu ví dụ. Câu 2 trang 67 SBT GDCD 8: Em hãy cho biết, công dân có nghĩa vụ như thế nào trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? HS trả lời HS trả lời Tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí. Gồm: đất đai, rừng núi, tài nguyên trong lòng đất... Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Không được xâm phạm hoặc lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng. Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, hợp lí, không được lợi dụng của công để làm việc tư. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo * Tình huống Điệp và Hường cùng dạo chơi trong công viên thành phố. Thấy mấy bông hoa hồng đẹp mắt, Hường dừng lại định ngắt, nhưng Điệp ngăn lại: “Không nên ngắt hoa trong công viên, Hường ạ”. Chần chừ một lúc, rồi Hường vẫn cứ ngắt một bông. Ngắt xong, Hường nói với Điệp: “Tại mình thích quá Điệp ạ! Với lại, ngắt một bông hoa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì, phải không?” Câu hỏi: 1/ Em có nhận xét gì về việc làm của Hường? 2/ Nếu là em, trong trường hợp này em sẽ đồng tình hay can ngăn bạn mình? Lời giải: 1/ Việc làm của Hường là sai, đó là hình ảnh xấu, vì cái thích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến cảnh quan. 2/ Em sẽ ngăn cản việc làm của bạn, sau đó giải thích cho bạn hiểu về việc làm của mình. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Nêu tình huống tiêu cực trong việc tôn trọng tài sản nhà nước. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2p) - Gv yêu cầu HS khái quát lại nội dung toàn bài. - Học nội dung bài học. - Làm bài tập số 3,4 SGK/49. - Chuẩn bị cho tiết sau học bài “Quyền khiếu nại tố cáo của công dân” V/ Tự rút kinh nghiệm ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................