Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phòng chống tệ nạn xã hội. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần: 20 Tiết: 20, 21 PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI. I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó ; - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội và tác hại của nó - Trách nhiệm của công dân nói chung, của HS nói riêng trong phòng, chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh. 2/ Về kĩ năng: HS có kĩ năng: - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. - Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường, ở địa phương.Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. 3/ Về thái độ: HS có thái độ: - Đồng tình với chủ trương của Nhà nước và những quy định của pháp luật ; - Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội - Ủng hộ những hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng so sánh và phân tích. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. III.CHUẨN BỊ : a. GV: Phiếu thảo luận, bảng phụ.Tranh ảnh. b. HS: Giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: (2') 2. Kiểm tra bài cũ: (3') Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Dạy nội dung bài mới (30') HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Treo một ảnh về tệ nạn xã hội: Uống rượu say, hút thuốc phiện, tiêm chích ma tuý, cờ bạc… . ? Theo em những hình ảnh các em vừa xem nói lên điều gì? HS: Trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV: Qua đó dẫn vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: -Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó. -Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề. *Lúc đầu các bạn 8H chơi tú lơ khơ làm gì? Sau đó? *Trước hiện tượng đó An đã làm gì? *Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? Học sinh đọc nội dung phần ĐVĐ trong SGK Suy nghĩ, trả lời Bổ sung ý kiến - Ý kiến của An là đúng.Vì lúc đầu các em chơi tiền ít , sau đó thành quen, ham mê sẽ chơi nhiều. mà hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc, hành vi vi phạm pháp luật I- Đặt vấn đề. -Đánh bài : lúc đầu chỉ là chơi vui ai thua bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò. Đánh bài ăn tiền. An cản ngăn và nói đó là hành vi vi phạm pháp luật . Đồng tình với ý kiến của An. Vì đó là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật gây ra hậu quả xấu Đó là tệ nạn xã hội. *Vậy tệ nạn xã hội là gì? *Hãy kể tên một số hiện tượng tệ nạn xã hội mà em biết *Trong các tệ nạn xã hội đó đâu là tệ nạn nguy hiểm nhất? Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 2. *P và H đã xa vào tệ nạn xã hội nào? *Hậu quả của tệ nạn xã hội đó? *Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội? Giáo viên ghi vào bảng phụ. *Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là chính (yêu cầu học sinh khoanh tròn vào ý đó) học sinh tự kể Suy nghĩ- trả lời Bổ sung ý kiến Suy nghĩ- trả lời Bổ sung ý kiến Lười nhác, ham chơi, đua đòi. + Cha mẹ nuông chiều. +Tiêu cực trong xã hội. -Do tò mò. +Hòan cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái. +Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo. II-Nội dung bài học. 1.Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Tệ nạn nguy hiểm : Tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Cờ bạc, hút thuốc phiện – nghiện. Bị công an bắt và giam giữ. Nguyên nhân: -Lười nhác, ham chơi, đua đòi. + Cha mẹ nuông chiều. +Tiêu cực trong xã hội. -Do tò mò. +Hòan cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái. +Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo. +Do bị dụ dỗ, ép buộc, khống chế. -Do thiếu hiểu biết. . TIẾT 2 Vấn đề 1: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội. Vấn đề 2: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình người mắc tệ nạn. Vấn đề 3: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cộng đồng và toàn xã hội. *Dựa vào sự hiểu biết về pháp luật em cho biết : - Đối với toàn xã hội pháp luật cấm những hành vi nào ? -Đối với pháp luật cấm những hành vi nào ? -Đối với người nghiện ma túy pháp luật quy định gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 . *Chúng ta cần phải làm gì để không sa vào các tệ nạn xã hội ? Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS. Cả 3 đều vi phạm pháp Học Sinh suy nghĩ, trả lời. Bổ sung ý kiến Học Sinh suy nghĩ, trả lời. Bổ sung ý kiến 2.Tác hại của tệ nạn xã hội . Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS. 3.Một số quy định của pháp luật Sgk 4.Cách phòng ngừa. -Sống giản dị , lành mạnh -Tuân thủ những quy định của pháp luật -Tích cụă tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường ở địa phương . HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Gọi HS đọc bài tập 5 - Cho HS lên làm bài tập GV: Chốt đáp án đúng. . Bài tập 6 SGK. - GV: Ghi nội dung bài tập 6 SGK vào phiếu học tập cho mỗi học sinh 1 tờ. Sau đó gọi 1 số em là lời, 1 số em lấy bài chấm điểm. - GV: Kết luận chung. - Nếu Hằng đi với người đàn ông ấy thì có thể bị người đàn ông đó lợi dụng... - Nếu là Hằng các em nên khuyên ông không được bám theo, nếu không nghe thì tìm cách báo người lớn hoặc công an can thiệp Gọi HS làm bài tập 6: -Bài tập 5 - Nếu Hằng đi với người đàn ông ấy thì có thể bị người đàn ông đó lợi dụng... - Nếu là Hằng các em nên khuyên ông không được bám theo, nếu không nghe thì tìm cách báo người lớn hoặc công an can thiệp Bài tập 6 Đáp án đúng: a, c, g, I, k. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo * Yêu cầu học sinh xử lý tình huống Ở gần nhà Trung có quán nước của bà Miên, nơi mà một số thanh thiếu niên vẫn thường tụ tập để chơi bài ăn tiền. Trung ra xem, rồi chơi thử mấy lần, sau thấy ham mê đến nỗi bỏ cả học hành để chơi. Chơi bài, có lúc Trung được, nhưng có lúc lại thua to nên thành con nợ mà không biết lấy tiền ở đâu ra đê trả. Trung nghĩ đến chuyện đi ăn cắp vặt để lấy tiền đánh bài, khi thì chiếc quạt bàn, khi nồi cơm điện của nhà hàng xóm,... Thế là Trung đã vài lần lấy cắp của mấy gia đình trong xóm. Câu hỏi: 1/ Theo em, bà Miên có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm như thế nào ? 2/ Nếu Trung là bạn của em, em sẽ làm gì trong trường hợp này ? Lời giải: 1/ Trong tình huống này người vi phạm là Trung, bà Miên không vi phạm pháp luật. 2/ Nếu Trung là bạn của em thì em sẽ khuyên Trung không đến quán nước bà Miên nữa mà chăm chỉ đi học, không xa ngã vào các tệ nạn HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (5p) - GV nhắc lại kiến thức đã học. - Làm các bài tập trong Sgk . - Học nội dung bài học. - Chuẩn bị bài mới :Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS V/ Tự rút kinh nghiệm ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................