Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 30: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về địa lí cây lương thực, dân số của thế giới và 1 số quốc gia 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cột. - Biết cách tính bình quân lương thực theo đầu người (đơn vị: kg/người) và nhận xét từ số liệu đã tính toán. 3. Thái độ - Có kĩ năng vẽ biểu đồ 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, biểu đồ vẽ sẵn. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát bảng phụ, yêu cầu HS nối cột A với cột B sao cho phù hợp với tên biểu đồ và cách nhận dạng A B Tròn Chuyển dịch cơ cấu Miền Tốc độ tăng trưởng Cột Cơ cấu/quy mô cơ cấu Đường Thể hiện giá trị Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ. 1. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cột. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân 4. Phương tiện dạy học: SGK, biểu đồ, bảng số liệu. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ biểu đồ cột, trong trường hợp cụ thể này, ta vẽ như thế nào? - HS nêu lại cách vẻ biểu đồ hình cột. - GV chuẩn kiến thức: Vẽ 2 trục tung (1 trục thể hiện sản lượng lương thực, 1 cột thể hiện số dân), 1 trục hoành đủ lớn để thể hiện các quốc gia. - GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ vào vở và 2 em HS lên bảng vẽ HS vẽ biểu đồ vào vở và 2 em HS lên bảng vẽ Lưu ý: + Vẽ xong biểu đồ phải ghi chú giải . Tên biểu đồ - Nhận xét. Biểu đồ sản lượng lương thực và dân số của một số nước trên thế giới, năm 2002 Hoạt động 2: Tính bình quân lương thực đầu người năm 2002. 1. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về địa lí cây lương thực, dân số của thế giới và 1 số quốc gia - Biết cách tính bình quân lương thực theo đầu người (đơn vị: kg/người) và nhận xét từ số liệu đã tính toán. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ nhóm 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân/ Nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Giáo viên hướng dẫn cách tính bình quân lương thực/ người. - GV yêu cầu HS chia thành 2 nhóm + Nhóm 1: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ. + Nhóm 2: Pháp, Indonesia, Việt Nam - GV yêu cầu đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả. - HS chia nhóm tính bình quân lương thực/ người. - Đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả. - GV hướng dẫn HS nhận xét bảng số liệu và yêu cầu HS tự nhận xét. a. Bảng b. Nhận xét. + Những nước có dân số đông là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Indonesia + Những nước có sản lượng lớn là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ + Những nước có bình quân lương thực cao nhất, gấp 3,5 lần bình quân thế giới là Hoa Kì và Pháp + Trung Quốc và Ấn Độ tuy có sản lượng lương thực cao nhưng vì dân số quá đông nên bình quân thấp hơn bình quân thế giới + Việt Nam, tuy là 1 nước đông dân (13 thế giới), song nhờ có sản lượng lương thực ngày càng tăng nên bình quân lương thực đầu người vào loại khá Nước Sản lượng(trtấn) Dân số (trngười) Bình quân (kg/người) Trung Quốc Hoa Kì Ấn Độ Pháp Indonesia Việt Nam 401,8 299,1 222,8 69,1 57,9 36,7 1287,6 287,4 1049,5 59,5 217,0 79,7 312 1040 212 1161 267 460 Toàn thế giới 2032,0 6215,0 327 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) GV giao nhiệm vụ cho HS dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận b) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện. Câu 1. Mục đích sử dụng lương thực ở các nước đang phát triển thường là A. làm lương thực cho người B. hàng xuất khẩu C. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến D. thức ăn chăn nuôi Hướng dẫn trả lời: A Câu 2. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là A. châu Á gió mùa B. quần đảo Caribê C. phía đông Nam Mĩ D. tây phi gió mùa Câu3: cho bảng số liệu sau Sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn 1950-2014 (triệu tấn) Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2010 2014 Sản lượng 676 1213 1561 1950 2060 2475 2817,3 1. Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất A. Cột. B. Kết hợp. C. Đường. D. Miền. 2. Để thể hiện sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất A. Cột. B. Kết hợp. C. Đường. D. Miền. 3. Nhận xét nào sau đây phù hợp với bảng số liệu trên A. sản lượng sản lượng lương thực của thế giới có xu hướng giảm. B. sản lượng lương thực của thế giới không có sự thay đổi. C. sản lượng lương thực của thế giới tăng liên tục. D. sản lượng lương thực của thế giới tăng giảm không đều. * Nhóm câu hỏi vận dụng 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1. Vì sao ngành trồng trọt lại phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên? Câu 2. Cho bảng số liệu sau Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam từ năm 2000-2015 Hãy tính năng suất lúa gạo của Việt Nam từ năm 2000-2015 Hướng dẫn: Năng suất= Sản lượng/diện tích (tạ/ha) 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm các vai trò của ngành chăn nuôi.