Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 35: Khái quát Châu Mỹ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Bài 35. KHÁI QUÁT CHÂU MỸ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí châu Mỹ trong phát triển kinh tế và xã hội. - Giải thích được vì sao châu Mỹ là vùng đất của người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng. - Đánh giá được ý nghĩa của kênh đào Panama đối với ngành hàng hải và thương mại thế giới. 2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ các chủng tộc khác nhau sinh sống ở vị trí nào trên lãnh thổ châu Mỹ là chủ yếu. - Kĩ năng làm việc nhóm - Kĩ năng xác định vị trí trên bản đồ 3. Thái độ - Yêu hòa bình, không phân biệt màu da, chủng tộc. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bài giảng, tranh ảnh bản đồ châu Mỹ. Các hoạt động học tập 2. Chuẩn bị của HS - Đọc trước bài ở nhà, mang theo sách tập, bút viết các loại III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh về Hoa Kì, Canada, Mehico, Braxin, yêu cầu HS cho biết những hình trên nhắc đến những quốc gia nào? Nằm ở châu lục nào? - Bước 2: HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái quát về châu Mỹ (10 phút) * Mục tiêu - Trình bày được khái quát được lãnh thổ châu Mỹ: Diện tích, vị trí tiếp giáp - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí cũng như kênh đào Panama. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp đàm thoại vấn đáp, hoạt động cá nhân. * Phương tiện - Phiếu học tập, tập bản đồ địa lí 7 * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: + Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc sách giáo khoa, kết hợp xem hình 35.1 SGK trang 110 hoàn thành phiếu học tập (HS làm việc cá nhân 3 phút) + Câu hỏi: Qua phần quan sát vị trí địa lí của châu Mỹ và những thông tin thu thập được từ hiểu biết của bản thân, từ sách giáo khoa. Hãy viết ra những đặc điểm của châu Mỹ (Vị trí, diện tích, tiếp giáp, phạm vi lãnh thổ) - Bước 2: HS trình bày kết quả làm việc. Vị trí địa lí (nằm ở bán cầu nào)? Diện tích, đứng thứ mấy trong các châu lục? Năm tìm ra châu Mỹ? Ai là người tìm ra châu Mỹ? Tiếp giáp với những đại dương nào? Phạm vi lãnh thổ (theo vĩ độ) Nơi hẹp nhất châu Mỹ ở đâu? Kênh Panama có ý nghĩa như thế nào? - Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo cặp đôi. - Bước 4: Giáo viên chuẩn lại kiến thức và đưa nội dung ghi bài 1. Một lãnh thổ rộng lớn - Châu Mỹ nằm ở Tây Bán cầu, giáp với 3 đại dương: TBD, ĐTD, BBD - Diện tích 42 triệu km2 đứng thứ 2 TG sau châu Á - Lãnh thổ gồm 2 lục địa lớn: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam. Nơi hẹp nhất là eo đất Trung Mỹ (Panama) dài 50km. => Kênh Panama có ý nghĩa quan trọng trong thông thương đường biển giữa ĐTD và TBD, giữa các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ. HOẠT ĐỘNG 2: Vùng đất của những người nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng (20 phút) * Mục tiêu - Trình bày được quá trình chuyển cư và hình thành các nhóm cư dân châu Mỹ - Giải thích được nguyên nhân của đa dạng về chủng tộc. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đóng vai, diễn kịch * Phương tiện - Sách giáo khoa. Một số thông tin giáo viên cung cấp từ các tài liệu khác * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. - Bước 2: Giáo viên cho học sinh làm phát phiếu học tập để học sinh hoàn thành. - Bước 3: HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập và trình bày kết quả. - Bước 4: GV chuẩn kiến thức 2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng Do lịch sử nhập cư lâu dài nên châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng gồm có Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it. Quá trình chung sống lâu dài, các chủng tộc này đã hòa huyết tạo ra thành phần người lai. Trước thế kỉ 15 người bản địa ở đây là Người Anh-điêng Sau thế kỉ 15 có những chủng tộc nào đến châu Mỹ Ơ-rô-pê-ô-it và Nê-grô-it. Trình bày các luồng nhập cư tới châu Mỹ sau thế kỉ 15. Người Anh-Pháp- Ý-Đức vào Bắc Mỹ Người Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha vào Trung và Nam Mỹ. Người Nê-grô-it sang Trung và Nam Mỹ làm nô lệ Tại sao có sự khác biệt về ngôn ngữ giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ Vì ở Bắc Mỹ đều là thuộc địa của Anh. ở Nam Mỹ là thuộc địa của TBN và BĐN Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào với sự hình thành cộng đồng chung châu Mỹ. Làm cho thành phần dân cư đa dạng và nhiều chủng tộc, trong đó người lai chiếm số lượng đông của các quốc gia Nam Mỹ 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV chia thành 2 đội chơi với tên gọi”người chiến thắng” Câu 1: Kênh Panama nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương A. Đúng B. Sai Câu 2: Châu Mĩ có diện tích là bao khoảng bao nhiêu A. 40.000km2 B. 42.000km2 C. 42.000.000 km2 D. 44.000km2 Câu 3: Trong các châu lục châu Mỹ là châu lục trải dài trên nhiều vĩ độ nhất A. Đúng B. Sai Câu 4: Người Nê-grô- ít sinh sống nhiều ở Bắc Mỹ A. Đúng B. Sai Câu 5: Người A-xơ-tếch, In-ca, Mai-a đều thuộc chủng tộc A. Người lai B. Người Môn-gô-lô-ít C. Người Nê – grô – ít D. Người Ơ-rô-pê-ô-ít Câu 6: Châu Mỹ giáp với những đại dương nào A. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương B. Đại Tây Dương Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương C. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương D. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương - GV nhận xét và khen thưởng đội thắng. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức bài học. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Về nhà tóm tắt bài học và đọc trước bài 36.