Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 34: Thực hành so sánh nền kinh tế của ba khu vực Châu Phi. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 34: THỰC HÀNH SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể tên được các nước có thu nhập bình quân đầu người cao, thấp ở Châu Phi. - Nhận xét được sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế Châu Phi. - So sánh được các đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi. - Đưa ra được những giải pháp nhằm giúp các nước nghèo ở châu Phi phát triển hơn. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác kiến thức qua lược đồ. - Kĩ năng phản biện, đánh giá, làm việc nhóm 3. Thái độ - Thông cảm, chia sẻ sâu sắc với những khó khăn của các nước Châu Phi. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. + Năng lực nhận xét, phân tích bản đồ. + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý. + Năng lực đọc, phân tích và tổng hợp thông tin địa lí. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Giấy trắng bìa cứng khổ A3 ép nhựa làm bảng nhóm. - Bản đồ trống các nước châu Phi. - Hình ảnh 1 số nước ở châu Phi. - Bài báo. - Hình 34.1 và 32.3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV phổ biến trò chơi “Khám phá châu Phi”: mỗi HS trong lớp sẽ kể tên 1 đất nước ở châu Phi và xác định xem đó là nước giàu hay nghèo - Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát. - Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định chỗ ngồi. GV dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rằng các nước châu Phi có sự phân hóa về trình độ phát triển. Có những nước giàu nhưng cũng có những nước rất nghèo. Để biết các nước này nằm trong khu vực nào của châu Phi và so sánh được nền kinh tế của các khu vực ở châu Phi thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Xác định thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia ở Châu Phi (16 phút) * Mục tiêu - Kể tên được các nước có thu nhập bình quân đầu người cao, thấp ở Châu Phi. - Nhận xét được sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế Châu Phi. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi, đặt câu hỏi. * Phương tiện - Bảng câu hỏi, bảng nhóm. - Hình ảnh liên quan. - Hình 34.1 phóng to. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV tổ chức trò chơi” ai nhanh hơn”. Chia lớp tành 2 đội chơi: + 1. Liệt kê tên các nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức dưới 200 USD/năm. + 2. Liệt kê tên các nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức từ 200 – 1000 USD/năm. + 3. Liệt kê tên các nước có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD/năm. Khi có hiệu lệnh hết giờ yêu cầu 1, các đội giơ bảng nhóm. Đội nào đúng nhiều nhất là đội chiến thắng. Tương tự như vậy với yêu cầu 2, 3. - Bước 2: GV lần lượt đọc câu hỏi. Các đội thực hiện nhiệm vụ. Sau mỗi câu trả lời của các nhóm. GV đặt thêm câu hỏi phụ cho cả lớp: “Những quốc gia này chủ yếu nằm ở khu vực nào của châu Phi?” - Bước 3: Kết thúc trò chơi. GV yêu cầu HS nhận xét về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế Châu Phi? - Bước 4: Cá nhân HS trả lời. GV nhận xét, chốt kiến thức và cho HS xem một số hình ảnh về các nước ở châu Phi. 1. Xác định thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia ở Châu Phi. * Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1000USD/năm gồm: - Ma-rốc, Angiêri, Tuynidi, Libi, Ai Cập ( khu vực Bắc Phi). - Namibia, Bôtxoana, Nam Phi ( khu vực Nam Phi). * Các quốc gia ở Châu Phi có thu nhập bình quân dưới 200USD/năm gồm: - Nigiê, Sát ( Phía Nam khu vực Bắc Phi). - Êtiôpia, Xômali, Buốckinaphaxô ( thuộc khu vực Trung Phi). * Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa ba khu vực: Nam Phi (cao nhất), rồi đến Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi. Trong từng khu vực, sự phân bố thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia cũng không đều. HOẠT ĐỘNG 2: So sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi (15 phút) * Mục tiêu - So sánh được các đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan * Phương tiện - Bản đồ trống các nước châu Phi. - Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi. - Lược đồ kinh tế châu Phi. * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV cho HS đối chiếu giữa hình 34.1 và 32.3. GV giải thích nhanh mối liên hệ giữa 2 hình - Bước 2 : GV phát cho mỗi nhóm 1 bản đồ câm châu Phi. Yêu cầu các nhóm sử dụng 3 màu mà nhóm mình yêu thích nhất để tô màu 3 khu vực của châu Phi. Sau đó giải thích tại sao lại chọn màu đó để tô mà không phải màu khác. GV gợi ý cho HS dùng màu sắc để liên hệ đến sự phát triển kinh tế của 3 khu vực. - Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Bước 4: Các nhóm dán sản phẩm lên bảng và phân tích bài làm của mình. - Bước 5: GV nhận xét bài của các nhóm và chốt kiến thức. (Bảng) Khu vực Đặc điểm chính của nền kinh tế Bắc Phi - Các nước ven ĐTH có kinh tế phát triển, thu nhập bình quân khá cao (>1000USD/năm). + Công nghiệp: phát triển ngành khai thác- xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát. + Nông nghiệp: SX lúa mì, ôliu, cây ăn quả nhiệt đới. + Dịch vụ du lịch phát triển. Trung Phi - Hầu hết các nước có nền kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp (< 1000USD/năm). + Nông nghiệp: chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền. + Công nghiệp chủ yếu khai thác lâm Sản, khoáng sản. Nam Phi - Kinh tế khá phát triển, nhất là Nam Phi, nhưng cũng có nước kém phát triển. + Công nghiệp chính là khai khoáng, luyện kim màu, cơ khí… + Nông nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là hoa quả cận nhiệt khô, ngô… 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV yêu cầu 3 nhóm Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi: Mỗi nhóm chọn 1 đất nước nghèo của khu vực mình. Áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn, thực hiện yêu cầu sau: “Nếu là một trong những nhà lãnh đạo của 1 số nước nghèo ở châu Phi. Em hãy đưa ra những giải pháp nhằm giúp các nước này phát triển hơn” - Bước 2: Các nhóm thảo luận tìm ra biện pháp. (theo kĩ thuật khăn trải bàn) - Bước 3: HS trình bày kết quả. GV nhận xét và tổng kết bài. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu : “Đợi đến tết Công-gô”. Các em hiểu thế nào về câu nói này? Tại sao lại nói “đợi đến tết Công-gô” ? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị nội dung bài 35: + Sưu tầm các hình ảnh về châu Mỹ + Chuẩn bị các hình ảnh trong SKG