Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

BÀI 18: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nhận biết được các kiểu môi trường của đới Ôn hòa qua tranh ảnh và phân tích biểu đồ khí hậu. - Nhận xét và giải thích được nguyên nhân làm cho Trái đất nóng lên. - Đề xuất đựơc giải pháp nhằm giảm thải khí CO2 ra môi trường. 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích biểu đồ, so sánh được sự khác nhau về đặc điểm giữa các môi trường thuộc đới Ôn Hòa. - Phân tích thông tin từ tranh ảnh địa lí, rèn luyện tư duy tổng hợp. 3.Thái độ: - HS nhận thức được khí thải CO2 là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên. Là nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay - HS ủng hộ các biện pháp giảm thải lượng CO2 ra không khí. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực hợp tác: phản hồi/ lắng nghe tích cực; chia sẻ thông tin, trình bày ý tưởng, phản biện. - Năng lực sử dụng các công cụ học tập địa lí thông qua việc phát triển kĩ năng làm việc với lược đồ/ biểu đồ( lược đồ tương quan nhiệt- ẩm) - Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa lượng CO2 với hiện tượng Trái Đất nóng lên. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV. - Máy tính - Giáo án, phiếu học tập - Tư liệu bài dạy 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về nguyên nhân sự gia tăng lượng CO2 trong không khí và hậu quả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ và kết hợp kiến thức đã học trả lời các câu hỏi : - so sánh sự khác nhau giữa 3 kiểu thảm thực vật sau? - Làm thế nào để phân biệt được các kiểu thảm thực vật chúng ta quan sát được thuộc kiểu môi trường nào của đới Ôn Hòa? Bước 2: HS quan sát tranh ảnh trả lời, HS khác bổ sung Bước 3: GV chuẩn kiến thức, dựa vào phần trả lời của HS để giới thiệu vào bài: Môi trường đới ôn hòa rất đa dạng với nhiều kiểu khí hậu và thực vật khác nhau. Việc nhận biết được các kiểu môi trường đó là rất cần thiết. Và tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa hiện nay như thế nào, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: *HOẠT ĐỘNG 1: Bài tập 1 (Thời gian: 20 phút) * Mục tiêu: Xác định kiểu môi trường qua biểu đồ khí hậu. * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan, thuyết trình, hoạt động nhóm * Phương tiện: Các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trong SGK phóng to. * Tiến trình hoạt động: Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung chính Bước 1: Giao nhiệm vụ: 3 nhóm. - Nhóm 1: Nhận xét biểu đồ A - Nhóm 2: Nhận xét biểu đồ B - Nhóm 3: Nhận xét biểu đồ C * Yêu cầu: Phân tích các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa theo gợi ý và điền vào phiếu học tập sau: NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA - Nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu? Vào tháng mấy? Mùa nào? - Nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu? Tháng mấy?Mùa nào? -Thời gian có tuyết rơi - Biên độ nhiệt độ trong năm là bao nhiêu? - Lượng mưa nhiều là bao nhiêu? Mưa nhiều vào những tháng nào? Mùa nào? - Lượng mưa ít nhất vào những tháng nào? Mùa nào? Đối chiếu với đặc điểm khí hậu các môi trường đã học để xác định xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào ? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. * Biểu đồ A : NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA -Nhiệt độ không quá 100C (mùa hạ) có 9 tháng nhiệt độ <00C, mùa đông lạnh <-300C. Biên độ nhiệt độ: 390C -Lượng mưa ít, tháng nhiều <50mm có 9 tháng mưa dưới dạng tuyết rơi. => Kiểu môi trường: ÔN ĐỚI LỤC ĐỊA (CẬN CỰC) * Biểu đồ B : NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA -Nhiệt độ mùa hạ 250C, mùa đông ấm 100C, biên độ nhiệt độ: 350 - Mùa hạ khô hạn, mưa vào thu đông,tháng nhiều nhất 110mm => Kiểu môi trường: ĐỊA TRUNG HẢI * Biểu đồ C: NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA -Nhiệt độ: Mùa đông ấm (nhiệt độ > 50C), mùa hạ mát mẻ < 130C. Biên độ nhiệt độ: 170C -Mưa quanh năm: Thấp nhất 80mm, cao nhất 250mm => Kiểu môi trường: ÔN ĐỚI HẢI DƯƠNG Câu 2 giảm tải . 1. Bài tập 1: - Biểu đồ A: ôn đới lục địa (cận cực) - Biểu đồ B: khí hậu Địa Trung Hải - Biểu đồ C: Khí hậu ôn đới hải dương HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 3 (Thời gian: 15 phút) * Mục tiêu: Nắm được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hoà đang ở mức báo động và biết được nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: trực quan, nhóm đôi, vấn đáp. * Phương tiện: số liệu SGK và một số hình ảnh về ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa * Tiến trình hoạt động: Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung chính Hoạt động cặp đôi: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh chia theo nhóm cặp đôi ( theo bàn), - GV chiếu bảng số liệu, yêu cầu HS đọc bảng số liệu và khai thác thông tin SGK trả lời các câu hỏi : Năm 1840 Năm 1957 Năm 1980 Năm 1997 275 312 335 355 + Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét lượng khí CO2 từ cuộc cách mạng công nghiệp đến năm 1997? + Giải thích nguyên nhân ? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Mở rộng: Thời kì đầu năm 1840 thế gới mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước. Mỗi năm TB hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông trên thế giới thải TB 6 triệu tấn CO2 vào không khí. Đã làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên. -GV cho HS xem thêm một vài hình ảnh Hoạt động cá nhân: Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Để bảo vệ môi trường không khí, chúng ta cần phải làm gì? - Liên hệ những việc làm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường ? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung và lên bảng xác định. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. nửa cầu trên quả địa cầu. 2. Bài tập 3: - Lượng CO2 từ năm 1840 – 1997 ngày càng tăng do tình hình sản xuất công nghiệp và do tiêu dùng chất đốt ngày càng gia tăng 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Dựa vào đặc điểm khí hậu hãy điền vào chỗ trống tên kiểu môi trường ở đới ôn hòa? 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV yêu cầu HS viết một đoạn văn dài không quá 200 chữ thể hiện quan điểm của bản thân về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Học bài , làm bài tập bản đồ - Chuẩn bị: Bài 19: Môi trường hoang mạc.