Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 19: Môi trường hoang mạc. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc. - Trình bày và phân tích được sự thích nghi của các loài động thực vật ở hoang mạc. - Trình bày và giải thích được sự phân bố các hoang mạc trên thế giới. - Đề xuất phương hướng cải tạo tự nhiên và phòng chống sa mạc hóa. 2. Kĩ năng - Đọc, phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa để rút ra đặc điểm khí hậu hoang mạc. - Đọc lược đồ để xác định vị trí phân bố các hoang mạc trên thế giới. - Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, đóng vai. 3. Thái độ - Yêu thích môn học, say mê tìm hiểu các môi trường khác nhau trên thế giới. - Nhận thức rõ sự khó khăn của người dân sống ở vùng hoang mạc từ đó có ý thức trong vấn đề sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án, phiếu học tập - Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới. - Tranh ảnh về thực vật, động vật ở môi trường hoang mạc; một số hoang mạc lớn trên thế giới. - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa hình 19.2 và 19.3. 2. Chuẩn bị của HS - Học thuộc bài thơ về các môi trường đã học. - Chuẩn bị về một số hình ảnh động - thực vật ở hoang mạc. - Bút dạ, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp tranh ảnh để học sinh quan sát các hoang mạc trên Trái Đất và các câu hỏi gợi ý: 1. Đây là loài cây đặc trưng sống ở vùng khô hạn, ưa sáng và không yêu cầu nhiều nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển? 2. Đây là loài vật có 8 chân, đôi càng lớn và cái đuôi dài chứa nọc độc. Nó có thể sống ở vùng có nhiệt độ cao - độ ẩm thấp? 3. Đây là loài động vật ăn cỏ to lớn nhất sống ở vùng khô hạn, có chân dài và trên lưng có bướu? 4. Đây là một địa danh có khí hậu khắc nghiệt, được coi là vùng nóng nhất hành tinh và nó nằm ở Bắc Phi ? Bước 2: HS bằng hiểu biết để trả lời. Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học => Trên Trái Đất có nhiều hoang mạc, đây là nơi có khí hậu khắc nghiệt.Tuy nhiên có sự khác nhau giữa hoang mạc nhiệt đới và hoang mạc ôn đới. Vì sao như vậy ? Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu về môi trường hoang mạc. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: HOẠT ĐỘNG 1:Đặc điểm của môi trường (20 phút) * Mục tiêu: Xác định vị trí và nêu đặc điểm của môi trường hoang mạc. * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, SGK. * Phương tiện: Hình ảnh về các hoang mạc, lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới. * Tiến trình hoạt động : Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1. Giao nhiệm vụ GV cho HS quan sát lược đồ các hoang mạc trên thế giới kết hợp với Hình19.2,19.3,19.4, 19.5 sgk, thảo luận nhóm các nội dung sau: + Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? + Nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xahara và Gôbi? + Tìm sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hoà? + Từ các nhận xét trên, nêu rõ đặc điểm của khí hậu hoang mạc? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. GV mở rộng: diện tích các hoang mạc trên thế giói ngày càng mở rộng do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do con người 1. Đặc điểm của môi trường - Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu. - Khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt +Lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng bốc hơi rất lớn. + Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất lớn. - Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,... - Quang cảnh hoang mạc. + Cát, đá chủ yếu. + Động, thực vật nghèo nàn. HOẠT ĐỘNG 2: Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường(14 phút) * Mục tiêu: Nắm được các cách thích nghi của thực vật, động vật với khí hậu khắc nghiệt của môi trường hoang mạc * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng video, SGK. * Phương tiện: Tranh+ SGK. * Tiến trình hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Bước 1. Giao nhiệm vụ Đọc mục 2sgk trang 63, quan sát video trả lời các câu hỏi : - Nêu cách thích nghi của TV,ĐV với môi trường. - Cho ví dụ minh họa cho từng loại Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung và lên bảng xác định. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Thực vật, động vật nghèo nàn thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách: - Tự hạn chế sự mất hơi nước. - Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể (dẫn chứng) 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Câu hỏi trắc nghiệm: Hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới la A.Gô-bi . B.Xim-sơn . C. Xa-ha-ra . D.Vic-to-ri-a . * Thực hành: - GV gọi một số học sinh xác định trên lược đồ các hoang mạc lớn trên thế giới 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Học bài + làm bài tập + đọc SGK 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị: Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc + Các biện pháp cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng +Sưu tầm các tranh ảnh về các hoạt động của con người hạn chế sự mở rộng của hoang mạc