Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 12: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

BÀI 12: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. - Đặc điểm về các kiểu môi trường ở đới nóng. 2.Kĩ năng: - Củng cố các kĩ năng đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí qua tranh ảnh, biểu đồ. - Rèn luyện các kĩ năng đã học, củng cố và nâng cao thêm các kĩ năng sau đây: + Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. + Kĩ năng phát triển tư duy địa lí, phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường. + Giao tiếp và tự nhận thức + Tư duy , xử lí thông tin 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức khám phá thiên nhiên - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: đọc, khai thác biểu đồ, sử dụng tranh ảnh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên : - Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng -Tranh ảnh các kiểu môi trường đới nóng -Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa BT 2 SGK phóng to 2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU + Bước 1: GV Giới thiệu LĐ các kiểu môi trường trong đới nóng + Bước 2: HS quan sát bản đồ + Bước 3: Gv dẫn dắt vào bài. Dựa vào các kiểu môi trường trong đới nóng, Xác định vị trí của Việt Nam trên LĐ ( Cho HS xác định vị trí của VN trên bản đồ. VN thuộc kiểu môi trường nào? 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Cho các em mô tả cảnh quan trong bức ảnh xác định các kiểu môi trường trong ảnh. (13 phút) * Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm môi trường qua tranh ảnh *Phương pháp: Trực quan, tư duy, vận dụng: khai thác tranh ảnh *Hình thức học tập: cặp đôi * Tiến trình hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: Cho học sinh quan sát hình ảnh BT1/ SGK trao đổi trả lời câu hỏi -GV: hướng dẫn HS quan sát các ảnh trang 39 SGK, vận dụng kiến thức đã học về khí hậu, các đặc điểm khác của môi trường đới nóng + Mô tả cảnh quan của từng bức ảnh (GV kết hợp cho điểm KT bài cũ) + xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm cặp Bước 3: đại diện các cặp đôi trình bày, HS khác bổ sung Bước 4:gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 1. BT1: Quan sát ảnh, xác định ảnh thuộc kiểu môi trường nào? A: Xahara : hoang mạc nhiệt đới ở Bắc Phi. B: Vườn quốc gia Sêragat: xavan ở môi trường nhiệt đới. C: Bắc công gô: rừng râm ở môi trường xích đạo ẩm. Hoạt động 2:Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 41- SGK, chọn ra một biểu đồ thuộc đới nóng. Cho biết lí do. (20 phút) * Mục tiêu: Học sinh đọc, phân tích được các biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa, vận dụng kiến thức đã học để tổng hợp, lựa chọn * Phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với đàm thoại, tư duy, tổng hợp * Hình thức tổ chức: nhóm 4 * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1. GV treo các BĐ trang 41/SGK phóng to, hướng dẫn cho HS phân tích yếu tố nhiệt và lượng mưa của từng BĐ + Nhiệt độ tháng nóng nhất? Bao nhiêu độ? Tháng lạnh nhất? Bao nhiêu độ? Dao động nhiệt? + Lượng mưa trung bình? Mưa lớn vào mùa nào? Giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: Biểu đồ A + Nhóm 2: Biểu đồ B + Nhóm 3: Biểu đồ C + Nhóm 4: Biểu đồ D& E Bước 2: các nhóm thảo luận, thư kí ghi ra bảng phụ Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, treo bảng phụ lên bảng, các khác bổ sung Bước 4: HS thảo luận nhóm cặp, chọn biểu đồ thuộc đới nóng Bước 5:gv chuẩn xác kiến thức 2. BT 2: + BĐ A: -Có nhiêù tháng nhiệt độ xuống thấp < 150c vào mùa hạ - Lượng mưa TB năm thấp, tập trung vào mùa hạ => không phải của đới nóng. +BĐ B: - Nóng quanh năm nhiệt độ > 200c và nhiệt độ có 2 lần lên cao vào tháng 4 và tháng 9 - Lượng mưa TB năm lớn, mưa nhiều vào mùa hạ => đúng của đới nóng. +BĐ C: - Nhiệt độ Tháng cao nhất của mùa hạ <200c , mùa đông ấm 50c - Lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm => không đúng của đới nóng. + BĐ D: - Có mùa hạ 200c, mùa đông <-150c - mưa ít và mưa vào mùa hạ => không phải của đới nóng. + BĐ E: - Có mùa hạ trên 250c, đông 150c - Lượng mưa ít, tập trung vào thu đông => không phải của đới nóng * Giáo viên kết luận : B là biểu đồ của đới nóng , thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 HS BT trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Rừng thưa và xa van là thảm thực vât phổ biến ở môi trường A. nhiệt đới gió mùa. B. hoang mạc. C. xích đạo ẩm . D. nhiệt đới . Câu 2: Làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi có ý nghĩa A. Tiết kiệm nước tưới. B. Chống ngập nước. C. Chống xói mòn đất. D. Tận dụng đất trồng 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - HS xác định vị trí môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, MT xích đạo ẩm trên LĐ các kiểu môi trường trong đới nóng. - Dựa vào 3 ảnh/39 mô tả lại đăc điểm các kiểu môi trường trong ảnh 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Hướng dẫn làm bài tập bản đồ. - Hướng dẫn chuẩn bị bài mới.